như ăn mày, xin xỏ từng xu và uống nhờ kẻ khác. Dân cảng nhìn gã ngờ
vực và nói đó là một tay “trí trá”.
Jacques cũng lớn lên trên những con thuyền như Guma. Hắn lấy vợ và
chết cũng lượt với cha trong một đêm mưa bão, để lại vợ và đưa con còn
nằm trong bụng mẹ. Maneca tay vẹo vẫn sống trên các con thuyền, với
cánh tay vẹo gã cũng thạo lèo lái không kém gì ai. Ngay Manual, một lão
làng trên cảng nhưng luôn trai trẻ trong đời cũng tỏ ra nể phục gã.
Đó là đám bạn bè thời trẻ con của anh. Trên cảng có vô vàn những đứa
trẻ, giờ là những thợ thuyền kiểu ấy. Họ không chờ mong gì nhiều từ cuộc
sống: đưa thuyền vượt sóng, có một chiếc thuyền riêng, thù tạc rượu chè ở
“Sao hải đăng”, sinh một thằng con nối nghiệp và sẽ theo Iemanja một
ngày nào đó. Dẫu sao vào những đêm đẹp trời từ cảng vẫn ngân lên bài ca
du dương buồn bã ấy:
Thật ngọt ngào được chết giữa biển khơi…
Cô Dulce giờ đã già phải mang kính nghe lời ca và biết rằng họ chết mà
không hề sợ hãi. Tuy vậy cô vẫn cảm thấy chia xót trong lòng. Cô lo sợ và
tội nghiệp cho họão Francisco, kẻ không còn đi biển, chỉ ở trên bờ chờ cái
chết bình yên không bão dồn sóng dập, cũng biết họ sẽ chết mà lòng không
sợ hãi. Nhưng trái với Dona Dulce, lão Francisco ao ước được như họ. Bởi
họ nói chuyến viễn du dưới biển cùng Iemanja của những kẻ đắm thuyền về
miền vô tận còn nhanh hơn những con tàu mạnh nhất, xứng đáng hơn nhiều
so với cuộc đời vô vị trên bờ.
***