cùng ai sẽ thắng? Điều đó thời phải năm mươi năm nữa, tôi mới có câu trả
lời chính xác, đúng theo phương pháp luận của sử học. Hiện thời tôi chỉ có
thể bình tĩnh và đầy đủ tự tin đón chờ số phận của tôi, cũng như tất cả các
người sống trên mảnh đất miền Nam nầy. Nói cho cùng chẳng phải nhà
quân sự hay nhà chính trị trong tôi đã đưa ra những lý luận thuần lý để biện
minh cho việc tôi đã ba lần từ chối xuất ngoại, để ở lại. Xâu xa hơn nữa,
trong con người tôi, chính cái con người nhà văn dấn thân trong tôi, đã chi
phối sự chọn lựa nầy của tôi. Cái lòng tò mò ghê gớm đã thúc đẩy tôi từ
trước đến nay, là luôn chọn đi vào trung tâm các cơn bão lốc của thời thế,
để có thể đích thân sống qua và chứng kiến các xúc cảm, về những gì các
hoàn cảnh sống mang lại cho tâm hồn của một người cầm bút. Tôi sợ nếu
tôi đã ra đi một ngày nào đó lưu vong ở một đất nước xa xôi và xa lạ nào
đó, tôi sẽ tiếc là không có dịp ở lại, để bị tù đày hành hạ, vì như vậy tôi sẽ
thành một người ngoại cuộc, đối với nỗi thống khổ mà dân tộc tôi phải
chịu. Chắc lúc đó tôi sẽ khổ tâm và ân hận, điều mà tôi sợ nhất trong đời.
Tâm trạng tôi lúc đó giống như một người nhảy xuống vực sâu, chỉ mong
chạm đáy vực dầu thịt nát xương rơi, nhưng không bao giờ tới đáy. Mãi đến
gần 20 năm sau những hoạt cảnh của ngày 30/4 mới tuần tự xuất hiện trong
bài thơ Tháng Tư Đen. Điều đó vào giây phút mọi sự diễn biến trước mắt
tôi, tôi chỉ tỉnh táo quan sát, mà chưa ý thức được rõ rệt là rồi chúng sẽ
được thể hiện trong văn hay thơ của tôi vào lúc nào, cách nào trong đời của
một người cầm bút.
DUY LAM