BIÊN HÙNG LIỆT SỬ - Trang 166

Sau ngày Nhật đảo chánh Pháp, thống đốc Nhật ở miền Nam là Minoda đã
đồng ý cho tổ chức tụ họp thanh niên trong tổ chức Thanh niên Tiền phong,
với ý đồ có thể lợi dụng phong trào này khi cần dùng đến nhân lực người
Việt. Hồ Văn Ngà và bác sĩ Phạm Ngọc Thạch được lãnh sự Nhật Iito giao
cho phụ trách việc này và tổ chức Thanh niên Tiền phong đã phát triển rất
mạnh mẻ trong giới thanh và tráng niên. Việc đoàn ngũ hóa nhanh chóng
một phần lớn là do không khí phấn khởi của dân chúng sau khi thấy thực
dân Pháp bị Nhật hất cẳng và chánh phủ Việt Nam đầu tiên Trần Trọng
Kim được thành lập. Huỳnh Tấn Phát, Huỳnh Văn Tiểng cũng đã hăng hái
góp phần vào việc huy động phong trào thanh niên này. Trần Văn Giàu,
trong bóng tối , đã nhận thức được tiềm lực nguồn nhân sự này nên đã móc
nối Phạm Ngọc Thạch để lợi dụng phong trào.
Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Đồng Minh tuyên bố Nhật đầu hàng vô điều
kiện. Ở Sài Gòn, ngày 21 tháng 8, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất tổ chức
một cuộc biểu tình rầm rộ, có hơn 200 ngàn người tham dự, tỏ ý chí toàn
dân đoàn kết trước sự lăm le trở lại Việt Nam của thực dân Pháp. Mặc dầu
trước đó, Việt Minh là một tổ chức chưa được dân chúng Nam Bộ nghe đến
nhưng lợi dụng thế đứng của họ vì đã có cơ hội cộng tác với Đồng Minh,
lập được các chiến khu ở Bắc Việt nên nay, khi Đồng Minh ở thế thắng
trận, Việt Minh liền vội vã tung ra các thủ đoạn tuyên truyền để lung lạc ý
chí của dân chúng đang bừng bừng quyết đứng lên bảo vệ nền nền độc lập
vừa mới tương đối chiếm lại sau ngày Pháp bị Nhật đảo chánh. Phạm Ngọc
Thạch, phụ trách tổ chức Thanh Niên Tiền Phong đã được Trần Văn Giàu
móc nối từ lâu nên ngày 22 tháng 8, 1945, trong bầu không khí chính trị
đầy phân vân ở Sài Gòn, khi Phạm Ngọc Thạch tuyên bố : “Thanh Niên
Tiền Phong gia nhập Mặt trận Việt Minh”, Mặt trận Quốc Gia Thống Nhất
của Hồ Văn Ngà kể như đã mất hơn phân nửa lực lượng.
Cuộc dành chánh quyền ở Nam Bộ và thành lập Ủy Ban Hành Chánh Nam
Bộ do Trần Văn Giàu và các bộ hạ thân tín như Nguyễn Văn Trấn đã được
thành công một phần lớn đều nhờ việc nắm được lực lượng Thanh Niên
Tiền Phong. Trần Văn Giàu đã rất hãnh diện về việc này. Tháng 10
năm1989, khi Giàu có dịp trở lại Pháp, trong một cuộc nói chuyện có ghi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.