BIÊN HÙNG LIỆT SỬ - Trang 164

được chính bộ hạ thân tín của Giàu là Nguyễn Văn Trấn thuật lại trong
quyển “Viết cho Mẹ và Quốc Hội”( nxb Văn Nghệ, năm 1995, trang 106):
Tôi đi. Theo lời nói là đi gặp mấy thằng Tây “de la Résistance”(
Tâykhángchiến, lờidịchcủa người viết bài).......
Tôi gặp được ai. Nhà ở số 19 đường Jean Duclos. Tôi vừa đi vào thì thấy
Sáu ngồi gần cửa. Bên tay trái của anh Sáu là chủ nhà. Một thằng Tây
quen: Sauterey thơ ký của bộ phận SFIO (Section francaise de
l’Internationale ouvrière) là Đảng Xã hội ở Sài Gòn. Bên phải của ông
Sáu...! Trời ơi, nó là thằng Duchêne, thanh tra chánh trị của bót lính kín
Catinat. Tôi lần lượt bắt tay hai thằng Tây, và ngồi xuống ghế trống.

Thằng Duchêne hình như thấy tôi có gì lúng túng bèn nói với tôi:
-Bấy lâu tụi nó tìm chẳng thấy anh. Và nay thì sự tìm bắt đối với anh tôi đã
cắt rồi....”

Với bản tánh luôn luôn đa nghi của cán bộ Cộng sản, trước khi đồng ý đến
gặp nhóm “ Pháp Giải phóng” với Trần Văn Giàu ( bí danh “Ông Sáu”
trong câu chuyện kể trên), Nguyễn Văn Trấn đã khôn ngoan tìm cách hỏi
trước ý kiến các anh lớn trong đảng đang bị còn bị thực dân xử biệt xứ :
Nguyễn Văn Tạo ở Rạch Giá, Dương Bạch Mai ở Bà Rịa...thì đều ở xa Sài
Gòn. Chỉ có Nguyễn Văn Nguyễn vì ở Gò Công gần hơn nên Trấn chọn
đến đó để “ kể chuyện ông Sáu biểu đi gặp Tây, và xin Nguyễn về sau hãy
làm chứng cho “khí tiết” của tôi” ( Viết cho Mẹ và Quốc hội, trang 105).
Muốn cho chắc ăn, Nguyễn Văn Trấn một năm sau cũng tìm cách phân bua
thêm với Thới, một đại diện đảng đến bắt lại liên lạc với Trấn. Đặc biệt là
vì Thới, sau khi biết được việc Trấn đã từ đèo Blao gấp trở về Sài Gòn vì
nghe được các tin vượt ngục Tà Lài, Bà Rá, cán bộ Thới lại đã phát biểu: “
Cũng có vượt ngục và vượt ngục. Người ta có đặt vấn đề là do Tây thả!”.
Trấn đã tha thiết nói với Thới : “Năm ngoái tôi đã nói với anh Nguyễn,
hôm nay tôi nói lại với anh. Xin anh vì kiếp sống chánh trị của tôi, và vì
tình của tôi đối với mẹ, mà làm chứng cho tôi...Cuối năm ngoái, có lần tôi
về Phú Lạc. Ông Sáu nói: Tối mai ta đi gặp mấy thằng Tây Kháng chiến ”
(Viết cho Mẹ và Quốc hội,sđd,trang 100). Trong thâm tâm, Nguyễn Văn
Trấn vẫn thấy việc đi tiếp xúc với trùm mật thám Duchêne là việc không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.