thức lập gia đình và lãnh dạy học ở trường trung học Huỳnh Công Phát ở
Quận Nhứt Sài Gòn, do Hoàng Minh Giám làm hiệu trưởng. Giàu gia nhập
Đảng Cộng sản Đông Dương và Xứ ủy Nam Kỳ giao cho Giàu làm giảng
viên cho một lớp T.K.(Thanh niên Kộng sản). Lớp huấn luyện này bị mật
thám phát giác, bao vây nhưng Giàu thoát được nên từ đó phải hoạt động
trong vòng bí mật.
Qua năm sau, đầu năm 1931, cơ sở đảng ở Sài Gòn tan vỡ qua các cuộc
khủng bố, vây bắt của thực dân. Trần Văn Giàu xin xứ ủy viên Ung Văn
Khiêm cho được xuất dương du học một lần nữa. Giàu bí mật rời Sài Gòn
sang Pháp cũng lại đi trên chiếc tàu Cap St Jacques. Chuyến đi trót lọt vì
Giàu vốn đã có làm quen với nhiều thủy thủ của tàu trong chuyến đi trước.
Qua được Pháp, nhờ Nguyễn Văn Tạo giới thiệu nên Giàu được đưa qua
Liên Xô, theo học trường Đại học Phương Đông ở Moscou. Luận án tốt
nghiệp ra trường của Giàu có tên “ Vấn đề ruộng đất ở Đông Dương”.
Năm 1933, Giàu trở về Pháp, đáp tàu Hòa Lan đi Singapore và từ đây, bí
mật trở về Sài Gòn trên chuyến tàu Félix Roussel của Pháp. Cơ sở đảng
Cộng sản ở miền Nam lúc ấy hầu như bị tan vỡ hết. Giàu có công gầy dựng
lại Xứ bộ Nam Kỳ và phát hành tờ báo bí mật Cờ Đỏ và cơ sở Cộng sản
Tùng thơ. Cuối năm 1933, Giàu bị bắt ở Bà Hom ( Bình Trị Đông)và bị kết
án 5 năm tù treo vì không đủ yếu tố buộc tội. Đến tháng 4 năm 1935, sau
khi dự Đại hội ở Macao trở về, Giàu lại bị bắt cùng một số người khác và
lần này bị kết án 5 năm đày đi Côn Đảo. Tháng 5 năm 1940, mãn hạn tù
Côn Đảo, Giàu trở về đất liền chỉ được 9 ngày thì lại bị bắt trở lại vì dư âm
bối cảnh cuộc Nam Kỳ Khởi Nghĩa và vì chiến tranh ở Âu Châu đã bùng
nổ nên thực dân Pháp chủ trương phải bắt an trí hầu như tất cả các nhà cách
mạng Việt Nam. Giàu bị cầm tù ở căng Tà Lài (Bà Rá). Giữa năm 1941,
xảy ra cuộc “ vượt ngục” Tà Lài. Giới cách mạng bị giam ở Bà Rá lúc bấy
giờ vẫn đồn đại về việc này như một bố trí của Pháp để thành lập những bộ
phận giúp đánh đuổi quân Nhật. Tháng 10 năm 1943, trong hội nghị xứ ủy
mới thành lập trở lại ở Chợ Gạo (Tân An), Giàu được bầu làm Bí thư Xứ
ủy Nam Kỳ. Trong thời gian này, việc Giàu liên lạc với giới “ Pháp mới” đã