BIÊN HÙNG LIỆT SỬ - Trang 162

Văn Chi ở Lyon, Nguyễn Anh Bồn ở Bordeaux. Toulouse có Nguyễn Văn
Quan và Trần Văn Giàu tham dự. Để lôi kéo thêm các đoàn thể bạn tham
gia cuộc biểu tình, Tạ Thu Thâu và các bạn xu hướng quốc gia như Hồ Văn
Ngà, Lê Bá Cang, Hình Thái Thông...mời họ đến tụ họp ở Tổng hội Sinh
viên Đông Dương A.G.E.I.(Association Générale des Étudiants
Indochinois), trổ tài hùng biện lôi kéo họ lên taxi đến nơi biểu tình. Tháng
8 năm 2000, người viết bài có dịp đi Pháp nên đến thăm bà Tạ Thu Thâu,
cư ngụ ở St Germain en Laye, ngoại ô Paris. Năm đó bà đã trên 95 tuổi, vẫn
còn sáng suốt và bà đã hùng hồn thuật lại vai trò “thủ thành” của Bà ở hội
quán AGEI để làm địa điểm liên lạc cho cuộc biểu tình.
Cuộc biểu tình rất đông đã lôi cuốn cả nhiều người Pháp tham gia nhưng
cuối cùng cũng bị giải tán. Một số sinh viên bị bắt nhốt ở khám Santé,
nhưng sau đó thay vì đem ra xét xử, Pháp lại chủ trương trục xuất họ trở về
Việt Nam. Ngày 24 tháng 6 năm 1930, ở bến Marseille, chiếc tàu Athos II
đã đưa về nước 19 sinh viên thuộc nhiều xu hướng chánh trị: 1. Tạ Thu
Thâu - 2. Ngô Quang Huy - 3. Lê Bá Cang - 4. Trần Văn Chiêu - 5. Trần
Văn Đởm - 6. Huỳnh Văn Phương - 7. Phan Văn Chánh - 8. Hồ Văn Ngà -
9. Trần Văn Tự - 10. Lê Thiết Tự - 11. Đặng Bá Lân - 12. Trần Văn Giàu -
13. Nguyễn Văn Tạo - 14. Đặng Tấn Phát - 15. Vũ Liên - 16. Nguyễn Văn
Tân - 17. Trịnh Văn Phú - 18. Trương Duy Tam - 19. Trương Duy Đạm.
Khi cuộc Kháng chiến Nam Bộ khởi đầu vào mùa thu năm 1945, trong số
19 người được trả về nước trên chuyến tàu Athos II, Trần Văn Giàu đã ra
lịnh thủ tiêu 4 nhà ái quốc : Tạ Thu Thâu, Huỳnh Văn Phương, Phan văn
Chánh, Hồ Văn Ngà!
Phan Văn Hùm và Hồ Hữu Tường, sau cuộc biểu tình trước Điện Élysée,
đã được các đồng chí Pháp đưa đi lánh nạn ở Bỉ nên tránh khỏi bị trục xuất.
Trong số 19 người bị trục xuất về nước, Trần Văn Giàu là trẻ nhất, lúc ấy
mới vừa 19 tuổi. Lúc ở Toulouse, một thành phố có tiếng là có nhiều nhà
chánh trị khuynh tả, Trần Văn Giàu lãnh trách nhiệm dịch ra tiếng Việt các
bài của Cộng sản Pháp để đăng trên tờ Cờ Đỏ, một tờ báo bí mật lưu hành
trong giới các binh sĩ Việt Nam bị đưa sang Pháp. Do đó Giàu gia nhập
Đảng Cộng sản Pháp vào tháng 5 năm 1929. Trở về Việt Nam, Giàu chánh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.