hình địa vật và sinh cảnh khác nhau nên rừng Cát Tiên quy tụ khá nhiều
loại động vật mang tính chất điển hình cho cả miền Nam, gồm: 62 loài thú,
37 loài bò sát, 11 loài lưỡng thú. Những loài như trâu, gấu, voi thường đi
từng đàn, có loại lên đến cả trăm con. Ở khu rừng này còn nhiều động vật
hiếm và quý mà không dể quốc gia nào cũng có được, như: tê giác, hươu
sao, bò bàn teng, hổ, rùa mai vàng...Từ lâu, sự giàu có của giới động vật
rừng Cát Tiên gắn liền với bao cái tên như: suối Chồn, bàu Sấu, bàu Minh,
hốc Kên Kên...
Giàu có nhất trong giới động vật ở rừng Cát Tiên vẫn là chim, với hơn 250
loài, chiếm 2/3 số loài chim cuả cả miền đông Nam bộ, trong đó còn thấy
những loài rất hiếm: công, trĩ, kên kên, gà dây, sa mỏ đỏ, đại bàng , hồng
hoàng, cao các...
Cát Tiên từ lâu đã trở thành một "bảo tàng thiên nhiên". (theo Quang Huy)
Sông La Nha (Là Ngà):
- Đông Bắc huyện Phước Bình (Long Khánh) 58 dặm, phát nguyên từ núi
Chiêm ở tỉnh Bình Thuận chảy vào Nam, ngang buông Thượng Man Sách
tiếp đến khe Dạ Lao ở núi Chứa Chan, huyện Long Khánh. Chảy quanh 16
dặm tới xã Âu Ca, Vĩnh An, rồi chảy vào sông Phước Long (Đồng Nai) làm
ba nhánh.
Đông Giang (Rạch Đông):
- phía Đông huyện Phước Bình (Quận Công Thanh) 18 dặm, là thượng lưu
sông Phước Long. Bờ phía Đông có tuần sở Định Khai (Định Quán). - đây,
ngược dòng lên phía Bắc, đến nguyên đầu, 32 dặm rưỡi, có thác Trị An
nguy hiểm, ghe đi không thông. Từ ấy trở lên, là đất Man Phận (Sóc
Thượng).
Tiểu Giang (Sông Bé):
- Tây Bắc huyện Phước Bình (tỉnh Phước Long) 2 dặm, nguyên đầu từ hai
man sách (buông ấp Thượng) Vỏ Tam, Vỏ Diên, chảy xuống hướng Đông,
quanh theo thôn Loan Vũ và bến thô Chánh Mỹ (Tổng Chánh Mỹ hạ), rồi
quay về phía đông, chuyển qua phía Bắc, chảy quanh quẹo 214 dặm, đến
trạm Sa Tân (Thiện Tân) làm cửa sông Tiểu Giang (Sông Bé) hiệp lưu cùng
sông Phước Long (Đồng Nai).