ông hết sức buồn bã nhưng em không hiểu vì nguyên nhân gì. Thúy Thúy
đến bên, ông ngoại nhìn khuôn mặt rám nắng hớn hở của cháu gái thì cười
ngượng nghịu. Bờ bên kia có người gánh hàng hoá muốn qua đò, ông già
không nói gì nữa, lặng lẽ đưa đò sang bờ bên kia. Đến giữa suối, ông bỗng
cất tiếng hát vang. Sau khi khách lên bờ, ông già nhảy lên bến đò tới bên
Thúy Thúy. Ông vuốt ve trán cháu và vẫn ngượng nghịu cười. Thúy Thúy
hỏi:
- Ông làm sao thế? Ông phát ban đấy à? Ông ra chỗ mát mà nằm nghỉ, để
cháu trông đò.
- Cháu trông đò à? Tốt lắm, hay lắm, con đò này do cháu trông nom đấy!
Ông già dường như phát ban, phát chẩn thật rồi! Lòng buồn bã, tuy làm ra
vẻ cứng rắn trước mặt cháu, nhưng khi một mình trở lên nhà, ông tìm một
vài mảnh sứ vỡ, rạch vào tay, vào chân cho ra hết máu đen rồi lên giường
nằm ngủ.
Thúy Thúy trông đò, lòng cô bé vui sướng lạ thường, tự nhủ: “Ông không
hát cho mình nghe thì mình tự hát vậy!”.
Thúy Thúy hát rất nhiều bài. Nằm nhắm mắt trên giường, ông quản đò lắng
nghe từng câu một. Lòng rối bời nhưng ông biết đây không phải bệnh nặng
có thể đánh đổ được ông, ngày mai ông sẽ bò dậy thôi. Ông nghĩ, ngày mai
phải vào thành, đến phố bờ sông xem thế nào. Ông còn nghĩ rất nhiều
chuyện khác nữa.
Ngày hôm sau, tuy ông trở dậy nhưng đầu vẫn nặng. Ông ốm thật rồi! Thúy
Thúy tỏ ra rất hiểu việc, em sắc một nồi thuốc cho chẩn phát hết ra và nài
ông uống. Em còn ra vườn rau sau nhà hái một ít mầm tỏi bỏ vào cháo làm
món cháo mầm tỏi cho ông ăn. Em vừa trông đò, vừa thỉnh thoảng nhân lúc
rảnh chạy lên nhà trông nom ông, hỏi này hỏi nọ. Ông ngoại không nói gì,
chỉ âm thầm đau khổ. Nằm ba ngày rồi ông lão cũng khỏi ốm, đi ra được
phía trước, phía sau nhà. Xương ông còn rắn chắc lắm. Trong lòng còn