BIÊN THÀNH - Trang 49

Mưa mãi không tạnh, một màn khói phủ lên suối. Khi nào không có việc gì
làm trên đò. Thúy Thúy liền tính nhẩm về hành trình của ông ngoại. Cô biết
chuyến này ông ngoại đến những đâu, gặp những ai, nói những chuyện gì,
kể cả tình hình bên cổng thành hôm nay như thế nào. Như người ta nói
“trong lòng có quyển sổ, Thúy Thúy tính rõ ràng như chính mắt trông thấy.
Cô lại hiểu tính ông ngoại, hễ gặp người quen là lính cũ trong thành thì bất
kể là người coi ngựa hay lính nuôi quân, bao giờ cũng nói lời chúc tụng cần
có trong ngày tết. Người này nói: “Ông đội

[22]

, ngày tết ăn no uống say

nhé!”, thì người kia nói: “Ông quản đò, ông cũng ăn no uống say nhé!”. Có
khi ông ngoại cũng chúc như thế mà người kia nói: “Có gì mà ăn no uống
say? Bốn lạng

[23]

thịt, hai bát rượu, làm sao no được, say được?” thì ông

ngoại ắt thành thực khẩn khoản mời người quen ấy về núi Bích Khê uống
cho đã. Nếu người nào ngay lúc ấy muốn uống rượu trong bầu thì ông
ngoại đưa ngay bầu rượu cho người ấy, không hề keo kiệt. Uống một ngụm
xong mà người lính già kia đưa lưỡi liếm mép khen rượu ngon thì ông
ngoại lại nài người ấy uống thêm ngụm nữa. Nếu lúc đó rượu không còn
bao nhiêu, ông ngoại ắt chạy tới hàng quen mua đầy bầu rượu mới thôi.

Thúy Thúy còn biết ông ngoại sẽ tới bến nói chuyện với thủy thủ của
những thuyền vừa cập bến được một vài ngày, hỏi thăm giá gạo, giá muối
dưới hạ du. Có lúc ông cụ khom lưng chui vào khoang thuyền sặc mùi cá
cùng mùi dầu mỡ, mùi dấm, mùi khói củi, khi đó các thuỷ thủ sẽ vốc một
nắm táo đỏ trong vò đưa cho ông ngoại. Hồi lâu, khi ông già về đến nhà bị
Thúy Thúy oán trách thì nắm táo đỏ đó sẽ thành thứ hoà giải giữa ông và
cháu. Hễ ông ngoại đến phố bờ sông, thế nào cũng có rất nhiều ông chủ
hiệu biếu bánh chưng và những thứ khác, tỏ lòng kính trọng ông quản đò
hết lòng với chức trách. Tuy ông kêu, “Tôi đã mang cả một đống thế này,
mang nữa thì gãy xương già này mất”, nhưng bất kể thế nào, dù ít dù nhiều
ông cũng phải nhận. Khi tới bên phản thịt của hàng thịt lợn, ông muốn mua
thịt nhưng người ta không chịu nhận tiền. Nếu người mổ lợn không chịu
nhận tiền, ông đành sang hàng khác mua chứ quyết không nhận chút lợi đó.
Người mổ lợn nói:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.