kềnh.
Người cao không tới vai Trương Kiện Dân, tay lại còn thô hơn cả chân
của Trương Kiện Dân, mặt mày phì nộn quê mùa lại đang làm ra dáng “mỹ
nữ” điệu bộ, làm cho người ta thật sự không thể thưởng thức nổi.
Diệp Khai luôn nghĩ mặt mày đẹp đẽ chỉ là biểu hiện bề ngoài của con
người, quan trọng nhất là cái đẹp bên trong.
Chỉ tiếc bà vợ của vị Trương Kiện Dân này, nội ngoại thật sự đều rất
“hợp nhất”, người đã gần bốn chục tuổi, mỗi ngày còn ăn vận thoa son trét
phấn như là thiếu nữ mười bảy mười tám.
Không mở miệng còn đỡ, vừa nói đã làm cho người ta sợ muốn nhảy lên
nóc nhà, thanh âm khàn khàn đục đục, không có chút thu hút, lại còn giả vẻ
nóng giận của thiếu nữ.
Hiện tại ả đang dùng thứ thanh âm làm cho người ta dựng tóc gáy đó để
nói chuyện với Trương Kiện Dân.
Vừa thấy ả bước ra, Diệp Khai vội bước nhanh qua mặt tiệp tạp hóa,
thanh âm của ả Diệp Khai thật sự không muốn nghe lần thứ hai.
Chàng cũng rất đồng tình với Trương Kiện Dân, bà vợ như vậy làm sao
mà chịu đựng được? Hơn nữa chịu đựng một ngày chẳng khác gì mười
năm.
Diệp Khai đương nhiên cũng biết bà vợ của Trương Kiện Dân tên là gì,
cái tên và con người của ả thật sự không xứng hợp, bất quá có một điểm
cũng có thể coi là có dính dáng, tên của ả và người của ả đều thuộc về
Đông Doanh Phù Tang.
Tên của ả là Giang Mỹ Anh.
Hoa anh đào là quốc hoa của Đông Doanh, thân hình của ả cũng theo
tiểu chuẩn thân hình Phù Tang, lùn thấp, mập mạp.
Vừa qua khỏi tiệm tạp hóa, là tới một tiệm bán thóc đậu. Bất cứ cái gì
chỉ cần có liên quan tới đậu, tiệm này đều có bán.
Diệp Khai nhớ lại mười năm trước tiệm này tịnh không phải là bán mễ
cốc, mà là tiệm mì của Trương Lão Thực.
Chủ tiệm mễ cốc hiện tại cả họ và người cũng như nhau, rất ít khi thấy,
lão họ Thủ, tên là Vi Vi.