BIỆT ĐỘNG SÀI GÒN - CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ - Trang 10

chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam chỉ tồn tại đến năm 1954, khi cuộc kháng
chiến thần thánh của dân tộc kết thúc, Lan Mê Linh được trao trả tù binh
theo Hiệp định Giơ-ne-vơ (20 - 7 - 1954)

Với chiến công diệt tên phản động hô hào chia cắt đất nước, Lan Mê

Linh trở thành người nữ chiến sĩ biệt động đầu tiên mở màn phong trào diệt
ác trừ gian giữa hang ổ giặc tại Sài Gòn.

Từ khi được trả tự do, Lan Mê Linh trở về đội ngũ cách mạng tiếp tục

hoạt động, sau đó nghỉ hưu và mất tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 1
tháng 2 năm 1985.

2. Cái chết của đại tá Imfelt.

Báo chí Sài Gòn bỗng rộ lên đưa cái tin chấn động: đại tá Imfelt, Uỷ

viên cộng hòa Pháp bị hạ sát trong khách sạn Hotel des Nations, 68 Charner
(Nguyễn Huệ). Thông tin này làm cho bọn Pháp và tay sai hết sức kinh
hoàng lo sợ. Chúng cho rằng Việt Minh đã thực sự đột nhập nội đô Sài Gòn
chứ không phải chuyện đồn đại, còn các chiến sĩ Ban Công tác thành thì vô
cùng vui sướng và biết chắc đây là Võ Hồng Tâm, chiến sĩ khu Tây Hồ thi
hành bản án "diệt ác trừ gian" theo lệnh của trưởng ban công tác số 1 Chính
heo (tục danh của Nguyễn Đìn Chính).

Võ Hồng Tâm quê ở Quảng Nam vào Sài Gòn học ở trường Nguyễn

Văn Khuê từ năm 1940. Anh trọ học trong một tiệm hớt tóc gần trường, nhờ
thế mà học được cái nghề "đè đầu cạo cổ" thiên hạ. Nhờ một cơ duyên,
nghề cắt tóc đã tạo điều kiện cho Võ Hồng Tâm tiếp cận các sĩ quan cao cấp
của Pháp, bọn này rất sợ ăn lựu đạn trong các tiệm cắt tóc sang trọng nên
cho bồi khách sạn mời thợ cắt tóc dạo tới cạo râu, hớt tóc, như thế an toàn
hơn, do khách sạn thường có gác gian, lính xét hơi, nhất là những nơi quan
chức Pháp, ngụy thường lui tới.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.