BIỆT ĐỘNG SÀI GÒN - CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ - Trang 124

khó khăn nguy hiểm trong nhiệm vụ được giao. Lúc đó cô thấy mình như
hạt muối giữa dại dương. Công việc thật mênh mông mà mình thì đơn độc
quá. Giá như được có chị em đông vui như ở ngoài chiến khu! Nhưng rồi cô
lại nghĩ quần chúng đang chờ cách mạng như ruộng hạn đợi mưa. Lòng yêu
nước và lòng căm thù giặc đang nung nấu, âm ỉ trong lòng mỗi người dân,
tại sao mình lại rụt rè, lo ngại? mình phải dấn bước đi lên như bao nhiêu
đồng chí khác đã đi. Bài học dân vận vỡ lòng là làm cho dân tin và hiểu
cách mạng.

Tự vấn như thế, Oanh thấy lòng mình thêm can đảm và dồi dào nghị lực

có thể vượt qua những trở lực phía trước. Cô nhớ lại cẩm nang của người
chiến sĩ biệt động khi đi dân phải thực hành "ba hoá": quần chúng hóa, nghề
nghiệp hóa, hợp pháp hóa. Phải rồi, lòng dũng cảm và chí kiên nhẫn chưa
đủ mà cần phải trang bị vững vàng "ba hóa". Oanh soát lại và thấy khó khăn
nhất vẫn là nghề nghiệp hóa. Cô tự dặn mình đi đến đâu cũng phải cố gắng
học nghề của dân để nhanh chóng tạo bình phong ngụy trang các hoạt động.
Trên thực tế, không biết nghề ngỗng gì thì khó mà xáp vào dân.

Lúc đầu Oanh sắm vai học trò đến ở trọ nhà anh Võ Văn Mậu ngụ tại

Gò Vấp. Gia đình này là lao động nghèo nhưng nhiệt tình với cách mạng.
Oanh cũng là "học trò nghèo", tài sản chẳng có gì đáng kể. Điều đó làm cho
cô mau hoà hợp với mọi người trong gia đình. Hàng ngày đi học về, Oanh
tranh thủ thời gian giúp việc cho gia đình. Ai cũng cảm cũng mến tính cần
mẫn, hiền lành của cô gái.

Thời gian dân vận đã chín mùi, Oanh mạnh dạn nhờ vợ chồng anh Mậu

giúp những việc nhỏ đầu tiên. Oanh nhớ lúc đó anh Mậu tỏ vẻ hết sức ngạc
nhiên và sợ hãi:

- Thế cô là người của cách mạng?

Oanh mỉm cười giây lát rồi nghiêm giọng nói:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.