- Trời! hết sảy con chuồn chuồn!
- Đây là nơi đánh nhau, ghê quá!.
Chị phụ trách vẫy tay:
- Thôi, được rồi, chúng ta yên lặng để chú Ba bắt đầu kể chuyện.
*
* *
Thực ra thì không phải đến bây giờ trung tá Bùi Văn Ba mới đặt chân
lên mảnh đất chính mình đã vào sinh ra tử mà ngay sau ngày giải phóng Sài
Gòn, anh trở lại đường Công Lý (Nam Kỳ Khởi nghĩa) xem lại dấu vết trận
đánh xảy ra 23 năm về trước vào một câu lạc bộ sĩ quan của quân đội viễn
chinh Pháp do chính anh cùng đồng đội thực hiện.
Hai mươi ba năm, một quãng thời gian dài với biết bao biến động của
đất nước, của cuộc đời đã làm nờ đi những đường nét của nhiều kỷ niệm.
Nhưng trận đánh đêm ấy - đêm 23 tháng 9 năm 1952 như vẫn còn nóng hổi
đâu đây. Đó là trận tập kích chớp nhoáng đã làm chấn động Sài Gòn và cả
nước trong giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Pháp chín năm đầy gian
khổ.
Trên sáu mươi sĩ quan không quân, một sinh lực rất quan trọng của giặc
Pháp lúc bấy giờ đã bị tiêu diệt ngay trong ngôi biệt thự sang trọng này.
Trận kỳ tập vang dội ghi vào trang sử đấu tranh của nhân dân Sài Gòn - Gia
Định - Chợ Lớn như một trong những chiến công đẹp nhất.
Bùi Văn Ba đi đi lại lại bao quát phong cảnh, đối chiếu địa hình địa vật
trước kia và bây giờ, cuối cùng anh xác định: Câu lạc bộ sĩ quan Pháp bị tấn
công năm xưa chính là ngôi biệt thự trong khu câu lạc bộ thiếu nhi thành