BIẾT NGƯỜI - Trang 14

Philippe Girardet

Biết Người

Dịch giả: Phạm Cao Tùng

Phần I - Chương 2

CÁ TÍNH CỦA CON NGƯỜI

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CỦA TÂM LÝ HỌC

Đi xem một cuộc triển lãm hội hoạ, chúng ta nhận thấy các bức tranh trưng bày
chẳng những khác nhau về đề tài, về khuôn khổ mà còn khác nhau rất nhiều về
sắc độ. Bức thì màu sắc rực rỡ, bức lờ mờ, hoặc lộng lẫy, hoặc vui hoặc buồn.
Có bức thì đơn sắc, có bức lại gồm có nhiều màu sắc đối chọi nhau một cách
ngộ nghĩnh, có bức hình dáng chẳng khác gì một tấm thảm.
Tuy thế, tất cả những bức tranh ấy đều đặng tạo nên với một ít màu chính, lúc
nào cũng thế.
Cá tính của con người cũng giống như các bức tranh nói trên. Tuy nó hiện ra
dưới bao nhiêu sắc thái nhưng tựu trung nó cũng chỉ đặng tạo nên bởi một ít
bẩm màu căn bản. Chính sự phối hợp vô cùng phức tạp của những bẩm chất này
đã làm cho có sự khác nhau giữa loài người, làm thành bao nhiêu hạng người.
Tâm lý học nhằm hai mục tiêu: Tìm xem đâu là những bẩm chất cốt yếu của con
người và sau khi đã định rõ giá trị mỗi bẩm chất ở một người, sẽ tiên đoán thái
độ, lối xử sự của người ấy.

Hai cá tính của con người:
Từ lâu rồi người ta đã ngờ ngợ rằng những yếu tố cấu thành cá tính con người
có thể phân làm hai loại. Người ta nhận thấy một cách mơ hồ rằng trong thâm
tâm của mỗi người đều có một cái gì vững vàng, suốt đời không thay đổi và bao
phủ trên cái cái phần ấy, như một cái mặt nạ, còn có một cá tính khác, uyển
chuyển hơn, biến hóa hơn, lại chịu ảnh hưởng của những biến cố bên ngoài.
Một trong những thắng lợi của tâm lý học hiện giờ là đã chỉ định một cách rõ rệt
rằng trong mỗi người đều có hai cá tính.
Lúc chào đời chúng ta mang sẵn trong người cái cá tính thiên nhiên. Những
yếu tố của nó làm nòng cốt cho cái khí chất và cái trí tuệ của chúng ta. Cái cá

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.