BIẾT NGƯỜI - Trang 162

Philippe Girardet

Biết Người

Dịch giả: Phạm Cao Tùng

Phần III - Chương 8

NHỮNG ÁP DỤNG CỦA TÂM LÝ HỌC

BÀN VỀ LỐI KHẢO XÉT NGƯỜI CÁCH TRỰC TIẾP

Bất luận một công cuộc làm ăn nào, xét theo nghĩa chung cũng phải đi đến chỗ
tranh chấp về quyền lợi, dù là một cuộc mua bán, việc ký kết một tờ hợp đồng,
một bản thỏa hiệp hay việc thành lập một hội buôn.
Kinh doanh là một cuộc tranh đấu mà chúng ta phải chiến thắng nhưng không
đè bẹp đối phương vì trong những công cuộc làm ăn phải cố làm thế nào cho đối
phương trở nên một đồng minh, một người bạn với mình, đó mới là thượng
sách.
Trong cuộc tranh đấu ấy, biết rõ đối thủ là một điểm lợi không nhỏ. Lẽ đương
nhiên, trong những công cuộc làm ăn to, trước khi xuất trận ai cũng biết dò dẫm
đường đất trước hoặc lo thu thập những tài liệu, những điều cần biết về công
cuộc ấy. Chúng ta cũng hay dò xét về bề thế, về dĩ vãng, về địa vị xã hội của
những người mình định hợp tác, song về cá tính của họ thì chúng ta không mấy
rõ bởi chúng ta chỉ gặp gỡ họ trong công việc làm ăn, không có dịp đi sâu vào
đời tư của họ.
Những tay doanh nghiệp cừ mà người ta khâm phục và quen gọi họ là những
“con cáo già” trong thương trường là những người rất hoạt động, đầu óc lại tinh
nhuệ, phụ vào đó, họ rất giàu kinh nghiệm về người và việc.
Nói rằng sự thấu hiểu những định luật tâm lý có thể thay thế hẳn cái kinh
nghiệm quý báu ấy có khi hơi quá đáng, song điều chắc chắn là nó có thể giúp
chúng ta thâu thập kinh nghiệm ấy một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn và biết
sử dụng nó một cách kiến hiệu hơn.
Trong đời sống, chúng ta thường gặp phải bài toán này: chúng ta mưu tính một
công cuộc làm ăn, chúng ta nghiên cứu nó; trong giai đoạn nghiên cứu ấy chúng
ta có dịp tiếp xúc với một người nào đó mà thường khi chúng ta chỉ biết về địa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.