ở hội nghị Limoges, từ ngày 25 đến 30 tháng 7 năm 1932.
(Còn vấn đề: Bằng cách nào và do đâu bệnh điên có thể phát sinh từ một cư cấu
tâm bệnh thì người ta chỉ hiểu lờ mờ. Trong bản phúc trình nói trên, giáo sư
Delmas chỉ thử tìm cách giải).
Những con bệnh này không mang vết thương tích nào trong óc cả. Khi người ta
khám tử thi một người bệnh điên thuộc nhóm này, người ta thấy óc họ chẳng
khác gì óc một người lành mạnh. Rất có thể sự giống nhau ấy chỉ có ở mặt
ngoài, còn nếu có chỗ khác nhau thì những phương tiện tìm tòi hiện giờ cũng
chưa cho phép chúng ta nhận thấy những đặc điểm của các khối óc bệnh hoạn
ấy.
Điều quan trọng cũng là điều cốt yếu trong việc nghiên cứu của chúng ta là
những chứng bệnh ấy chỉ là sự lệch lạc, sự phát triển quá độ hoặc sự khuyết
kém những yếu tố căn bản tạo thành cá tính của một người lành mạnh.
Ở người lành mạnh, những yếu tố ấy pha trộn, phối hợp lẫn nhau một cách điều
hòa khó lòng cho chúng ta phân biệt.
Ở những con bệnh tinh thần trái lại tính cách bất thường của những yếu tố ấy
làm cho nó nổi bật lên trên cá tính, nhờ đó chúng ta rất dễ thấy.
Vì thế chúng ta có thể dùng những bệnh “điên” thuộc nhóm sau này như một
thứ “thuốc thử” mà chúng tôi đã nói ở trước. Một khi có thể phân biệt và xếp
những chứng bệnh ấy thành loại thì chúng ta cũng đã biết rõ có bao nhiêu bẩm
chất căn bản tạo thành cá tính con người. Công trình nghiên cứu của hai ông F.
A Delmas và M. Boll là đã xác định lối phân loại ấy.