hơn chúng ta. Sở dĩ họ không thiết nghĩ đến việc “chơi bời” vì họ cảm thấy
những thú vui, những cảm xúc do công việc tranh thương đoạt lợi mang lại nó
có phần hào hứng hơn những thú vui “yêu đương”. Hẳn là chúng ta có quyền
nghĩ khác hơn họ.
Một mối tình cuồng si có thể là động lực thúc đẩy ta làm nên những công cuộc
vĩ đại. Mối tình cuồng si thường xảy ra trong lúc kẻ si tình trải qua một cơn
cường tính tăng lên quá độ do đó nó ảnh hưởng đến đời sống hoạt động của họ.
Một tình yêu êm thắm gây ra thói yêu đời, vui tính, những điều kiện tốt để thành
công. Song không phải tất cả những cuộc tình duyên nào cũng đi đến chỗ tốt
đẹp đâu. Khi mà kẻ si tình bị thất vọng thì họ như mất thần, mất cái lò xo đã
khiến họ hăng hái hoạt động và nguy hơn là họ có thể làm nhiều điều diên dại.
(Chúng ta thường thấy gương những người vì mê say một “bông hồng biết nói”
mà bán rẻ lương tâm, trở nên gian xảo. Xin nhắc lại đức liêm chính không tùy
thuộc những bẩm chất di truyền, nó là kết quả của những khuynh hướng, của
giáo dục). Xét kỹ lại, đã có bao nhiêu lần chúng ta quyết định về công ăn việc
làm nhưng lại không đứng về phương diện kinh doanh để xét chỗ lợi hại mà chỉ
nghe theo tiếng gọi của quả tim.
Điều tối kỵ mà nhà doanh nghiệp nào cũng phải tránh là đừng xen những trò
chơi tình ái với những công việc làm ăn. Lẽ phải dạy chúng ta như thế.
Những thời giờ dành cho công việc làm ăn, cho chức nghiệp là những thời giờ
bất khả xâm phạm. Dù gặp lúc “cảm hứng” đến đâu chúng ta cũng nên gác
ngoài cửa văn phòng những “bài toán lòng”. Người khôn ngoan biết phân chia
hai phần riêng biệt: những vấn đề kinh doanh và những vần đề thuộc quả tim.
III.
VỆ SINH TINH THẦN
Công cụ chính của một người hoạt động là bộ não, phải cố gắng giữ gìn bộ não
ấy cho khỏi ảnh hưởng. Biết giữ vệ sinh tinh thần có thể tránh đặng sự lao tâm.