BIẾT NGƯỜI - Trang 206

Tchaikowsky có “huông” bởi đó là một nhạc phẩm tuyệt vời, lại nữa đó là công
trình cuối cùng của ông ta (ông đã soạn ra trước khia lìa trần) do đó nó dễ làm
người ta chú ý đến. Nếu người ta chịu nhận xét về các nhạc phẩm khác theo lối
ấy, thì kết quả sẽ không mấy khác.
Cũng bởi tin nhảm theo lối này nên độ nào thiên hạ đã đồng đại rằng những nhà
khảo cổ tìm ra mồ mả của Tou-Ank-Ammon (Vị vua Ai Cập mà một số nhà
khảo cổ chuyên nghiên cứu về Ai Cập thời xưa đã tìm ra mồ mả vào khoảng
năm 1922)
đều bị ông thần hay ông thánh nào đó vật chết. Thực ra cũng có một
vài nhà khảo cổ ấy chết, nhưng người ta quên rằng các nhà khảo cổ ấy phần
nhiều tuổi đã gần đất xa trời vả lại khí hậu miền thượng Ai Cập lại không mấy
hạp với người ngoại quốc, đó mới là những lý do thực tế giải thích tại sao trong
những nhà khảo cổ đã đào mả vua Tou-Ank-Ammon lại có nhiều người chết.
Thực ra con người chỉ chết vì những nguyên do rất tự nhiên: chết già, chết bệnh,
chết vì tai nạn, giặc giã, đôi khi chết vì đau khổ hoặc giả nói theo người tin đạo,
vì Chúa Bà xét chúng ta đã làm xong nhiệm vụ ở dương thế này nên cất chúng
ta đi. Ngoài ra những nhạc phẩm và những mồ mả các vị vua Ai Cập không ăn
chịu gì đến sự chết chóc con người. Kể ra như thế cũng hay, bởi loài người đã
sáng chế rất nhiều phương tiện để giết lẫn nhau, bày thêm một lối giết chóc theo
kiểu nói trên tưởng không ích lợi gì.

Những món nữ trang có “huông”:
Lại còn có thứ mê tín khác cho rằng có những món nữ trang “có huông” tức là
người nào mang nó sẽ bị tai họa. (Đại để người ta cho rằng: những người làm
chủ hạt kim cương “Régent” một trong những hạt kim cương to nhất thế giới
đều bị tai họa”). Đánh đổ thói mê tín này không khó: suốt một đời người mấy ai
không bị “tai bay họa gửi” ít ra cũng một lần, lắm khi lại nhiều lượt, bị tang chế,
đau ốn, bị tai nạn hoặc hao tài. Khi một biến cố không may xả đến cho người
chủ món nữ trang ấy tự nhiên họ nhận thấy một mối liên quan giữa việc xui xẻo
ấy với việc đeo món nữ trang đó, rồi họ cho việc xảy ra sau là nguyên nhân việc
trước và “đổ tội” cho món nữ trang ấy “có huông” nhất là khi người chủ trước
cũng gặp cảnh không hay như thế. Thực ra món nữ trang kia có dính dáng gì
đến những tại họa đã xảy ra cho người mang nó đâu. Người hiểu luật xác xuất
có thể phỏng đoán những tai họa này sẽ diễn ra bao nhiêu lần trong một đời

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.