BIẾT NGƯỜI - Trang 205

Philippe Girardet

Biết Người

Dịch giả: Phạm Cao Tùng

Phần III - Chương 10

NHỮNG ÁP DỤNG CỦA TÂM LÝ HỌC

MÊ TÍN, TẬP TỤC VÀ TÍN NGƯỠNG

Những sự tin nhảm như tin “chuột rúc, chim cú kêu, nhện sa v.v…” là do óc
phán đoán khuyết kém thêm vào đó một cảm xúc tính quá mạnh, hoặc giả là do
một trạng thái áy náy nó làm tê liệt óc phán đoán, có thể đó là do sự thiếu học.
Thời xưa ở đồng bái, người ta tin “ma đuốc” vì thỉnh thoảng về đêm người ta
thấy những đám lửa nhá nhem trên mặt ao hồ, nhưng bây giờ ở trường sơ học
các trẻ con đều biết rằng ao hồ có thể bốc lên một thứ khí gọi là khí ao hồ (gaz)
và thứ khí này tự nhiên có thể phát lên cháy. Vì thế hiện nay người có chút học
thức không ai còn tin ở “ma trơi, ma đuốc” nữa.

Những “điềm xui”:
Bởi không am tường về những nguyên tắc của khoa số học sơ đẳng hoặc của
khoa tính xác xuất nên số đông quần chúng hay tin tưởng ở những “điềm lành”
hoặc “điềm xui”. Một độ nào báo chí có nói đến vụ “Tchaikowsky”. (Nhà soạn
nhạc trứ danh người Nga). Nhiều nhà báo kể rằng: nhạc phẩm mà Tchaikowsky
đã soạn ra trước khi quá vãng, có “huông” vì người ta nhận thấy rằng nó mang
“họa” cho những người đã tham gia trong những buổi hòa tấu bản nhạc ấy tức là
những nhạc công, những nhà tổ chức hoặc những người quen thuộc của họ.
Người ta cũng đưa ra bằng cứ là có nhiều người trong nhóm nói trên đã chết.
Tuy rằng không ai dám nói rõ những thính giả đã từng dự những buổi hòa nhạc
ấy có phải chịu số phận không may ấy chăng?
Xét theo những định luật của phép tính xác xuất điều ấy chẳng có gì đáng cho
chúng ta kinh ngạc. Những nhà bảo hiểm đều biết: nếu chúng ta lấy số 100
người, tuổi trên dưới từ 35 đến 40 ra mà xét thì mỗi năm đầu trong số 100 người
ấy ít ra cũng có một người chết. Sở dĩ người ta cho rằng tác phẩm của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.