BIẾT NGƯỜI - Trang 223

Theo lề lối làm việc có tổ chức này nhân công đỡ nhọc sức cũng bớt mệt trí
nhưng đồng thời họ lại phải hy sinh ít nhiều tự do cá nhân.
Chúng ta thử cân nhắc những điềm “lợi”, “hại” của chủ trương ấy.
Nói đến tự do của con người, chúng ta phải phì cười. Ngay về phương diện tinh
thần chúng ta đã có bao giờ hưởng đặng tự do hoàn toàn đâu? Như đã biết,
chúng ta hành động do cá tính thiên nhiên, mà cái cá tính thiên này này có tùy
thuộc chúng ta đâu? Vả lại, lúc nào chúng ta cũng bị lối sống văn minh chi phối.
Bước ra đường? Chúng ta phải đi theo những khoảng đường dành riêng cho bộ
hành. Muốn đi xe ô tô buýt? Chúng ta phải làm đuôi đợi đến phiên lấy vé. Lái ô
tô? Chúng ta phải tuân theo những hướng đi bắt buộc hoặc tuân theo mệnh lệnh
của viên cảnh sát gác đường. Ông muốn đi xem hát vào ngày thứ bảy? Nên cẩn
thận lấy vé từ hôm thứ năm. Ông ở phòng? Ông phải tuân theo chỉ thị của người
cho thuê phòng. Ông là thương gia? Nhân viên thuế vụ lúc nào cũng có quyền
lục xét những sổ sách bí mật của ông. Ông muốn du lịch? Phải xuất trình đủ bao
nhiêu giấy tờ phiền phức… Xét ra, đời sống xã hội chỉ có thể tồn tại khi con
người biết hy sinh phần nào những “tự do” của mình.
Vấn đề cần lao (Danh từ “cần lao” ở đây nên hiểu là cái chức nghiệp, cái nghề
chính để mưu sống)
có liên hệ đến vấn đề hạnh phúc của con người.
Chúng ta phải tìm hạnh phúc trong những giờ làm việc hay trong những giờ
nhàn rỗi?
Chúng ta phải tìm thấy ý nghĩa đời sống trong việc cần lao, xem nó là một phần
quan trọng của đời sống?
Hoặc giả chúng ta phải xem nó như một sự bắt buộc để thỏa mãn những nhu cầu
vật chất cũng như tinh thần. Nói tóm lại chúng ta phải xem việc cần lao như một
phương tiện hay như một cứu cánh? (Chúng tôi có dịp đọc một bài báo của nhà
phê bình trứ danh, ông André Rousseaux (báo Figaro số ra ngày 3-5-1950)
trong số đó có đoạn sau đây: “…Lối làm việc theo dây xích là một hình thức
mới để chế độ nô lệ, mà người ta cho rằng đã bị tiêu diệt, lại đáo vào xã hội
chúng ta…” Ông đã cả tiếng phản đối cho rằng “đó là một sự vi phạm thân
phận con người”, cho rằng khi người ta chỉ đếm xỉa đến năng suất thì “không
còn ai nghĩ đến việc sản xuất những công trình mỹ thuật nữa mà chỉ lo tạo ra
những món đồ hữu dụng”, và cũng không một ai đủ thời giờ để suy tưởng. Có lẽ
ông A. Rousseaux quên rằng, sự tổ chức công việc làm (mà lối làm việc theo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.