ta giận dữ hoặc sợ hãi, mặt chúng ta sẽ đỏ bừng hoặc tái xanh, tay chân run rẩy.
Năm bẩm chất căn bản ấy: tham muốn, lòng nhân, óc hợp đoàn, hoạt động
tính, cảm xúc tính được gọi là những bẩm chất thuộc hoạt động và tình cảm.
Đó là những trạng thái tiên nhiên, do trời sinh, do cách cấu thành thể trạng của
con người.
Hai trong những bẩm chất ấy là hoạt động tính và cảm xúc tính có liên quan
mật thiết với sinh lý và có thể biểu lộ ra ngoài mặt nên được gọi là những bẩm
chất thuộc hoạt động. Còn lại ba bẩm chất kia lòng tham muốn, lòng nhân, óc
hợp đoàn thì được ghép vào những bẩm chất thuộc cảm tính.
Đem một người ra mà xét, chúng ta thấy những bẩm chất ấy không thay đổi, lúc
nào chúng cũng hiện diện và giữ nguyên giá trị. Chúng nó tồn tại suốt một đời
người và vẫn ở một mức độ, nhưng ở phần sau đây, chúng ta sẽ thấy bằng cách
nào cái cá tính tập thành có thể che đậy nó, kích thích nó hoặc làm giảm sức
hoạt động của nó.
II.
TRÍ TUỆ - NHỮNG KHẢ NĂNG TINH THẦN
Căn cứ vào những chứng bệnh tinh thần do thể tạng sinh ra, chúng ta đã nhận
định năm bẩm chất cốt yếu của khí chất, nhưng còn những bẩm chất của trí tuệ
thì ra sao? Vì sao những chứng bệnh nói trên không thể giúp chúng ta biết gì về
những bẩm chất của trí tuệ cả?
Thưa, bởi một lẽ giản dị là ở những chứng bệnh này trí tụê không hề bị thương
tổn. Nói cho đúng, những người mắc bệnh “tham vọng”, “khoác lác”… không
phải là những người cuồng trí hẳn. Đầu óc họ chỉ bị lệch lạc ở một điểm nào đó
thôi, ngoài ra họ vẫn biết suy luận đúng đắn, trí tụê họ không hề hấn gì cả. Vì
thế, lâu nay người ta vẫn cho rằng họ hoàn toàn chịu trách nhiệm về những hành
vi của họ (và hiện giờ vẫn thế, tòa án vẫn kết tội họ), họ là những người nửa
khùng nửa điên. Khi họ bị giam giữ, người ta có thể dùng họ để làm những công
việc cần đến trí tuệ.
Người ta có thể ngờ rằng những bệnh thuộc nhóm đầu, những bệnh do thương