BIẾT NGƯỜI - Trang 36

Philippe Girardet

Biết Người

Dịch giả: Phạm Cao Tùng

Phần I - Chương 5

CÁ TÍNH CỦA CON NGƯỜI

CÁ TÍNH TẬP THÀNH

Đời sống con người được đặc trưng bởi hai phần: con người và cái hoàn cảnh
mà con người ấy sinh sống.
Con người được tiêu biểu bởi cá tính thiên nhiên mà chúng ta vừa xét qua đó, nó
thọ bẩm cá tính thiên nhiên này từ lúc mới sinh ra đời. Hoàn cảnh do nhiều phản
ứng khác nhau, sẽ tạo ra cho con người một cá tính thứ hai nó bao trùm cá tính
trước đó. Đó là cá tính tập thành.
Ở đây, chúng ta thấy ngay sự lầm lạc của những triết gia ở thế kỷ XVIII như
Jean Jacques Rousseau và Bernadin de Saint Pierre đã tin tưởng ở tính thiện của
tạo vật và cho rằng sở dĩ con người bị hư hỏng là do những luật lệ không hay
mà xã hội đã lập ra. Thực ra, nếu để con người sống riêng biệt khỏi vùng ảnh
hưởng của xã hội, người ta sẽ thấy rằng cá tính của con người cũng sẽ khác
nhau và không bị đúc khuôn theo một lý tưởng tốt đẹp nào. Cá tính của họ vẫn
giữ nguyên hình ảnh của cá tính thiên nhiên.
Cái “tính thiện” cái “luân lý” của tạo vật, chỉ là những danh từ vô nghĩa. Tạo vật
không tốt cũng không xấu, không luân lý cũng không vô lý. Nó chỉ theo đuổi
một mục tiêu: làm cho sự sống được trường tồn và để đạt mục tiêu ấy, nó
thường dùng nhiều phương tiện lạ lùng. (Và thường khi không phải là những
phương tiện “tốt” đâu. Lắm triết gia đã từng nhấn mạnh về tính cách “thiếu
hòa hợp” của tạo vật).
Kỳ thực, đó chỉ là một cuộc sát sinh khổng lồ. Nhà tự
nhiên học E. Fabre có thuật lại những tập tục vô cùng độc ác – lẽ dĩ nhiên là
theo quan điểm của con người – của một vài loại sâu bọ. Nhưng đứng về quan
điểm tạo vật, những thủ đoạn độc ác tinh tế ấy là điều cần thiết cho sự trường
tồn của chủng loại.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.