Tại sao đời xưa gọi các sách ghi chép sử là "hãn thanh”?
Năm 278 sau Công nguyên, một hôm có một đám quân Nguyên áp giải Hữu thừa tướng Văn Thiên
Tường của triều đình Nam Tống tới bờ biển Linh Đinh Dương ở bên ngoài cửa sông Châu Giang tỉnh
Quảng Đông. Văn Thiên Tường nhìn ra mặt biển mênh mông, nhớ lại chuyện vương triều Nam Tống bị
thảm bại tan vỡ, rồi hết sức cảm khái, viết ra mấy câu nổi tiếng muôn đời :
Nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh !
(Người ta tự cổ ai không chết,
Lấy tấm lòng soi rọi sử xanh!)
Vậy thì "hãn thanh" là cái gì nhỉ?
Trong thời cổ đại, trước khi phát minh ra giấy, người ta chủ yếu dùng những thẻ tre viết chữ lên để ghi
chép các sự việc. Song bề mặt màu xanh của các thẻ tre lại rất trơn nhẵn, cứ như có bôi một lớp dầu,
không thể dùng mực đen viết lên thành chữ được. Người ta bèn nghĩ ra một cách là dùng lửa để sấy
trúc xanh, làm cho lượng nước trong tre trúc khô đi, đến lúc ấy thì có thể viết lên được. Hơn nữa tre
trúc đã hong sấy còn có thể chống sâu mọt. Khi hơ tre trúc, nước bên trong r chẳng khác gì người đổ
mồ hôi, vì thế hai chữ "hãn thanh" đã được dùng để gọi các quyển sách ghi chép bằng những thẻ tre.
Về sau nhà sử học trứ danh đời Đường là Lưu Tri Kỉ có nói trong khi biên soạn sách sử:
Đầu bạch khả kì
Hãn thanh vô nhật.
(Đầu cũng có lúc bạc,
Việc viết sử xanh thì vô cùng).
Ý ông muốn nói rằng việc biên soạn các sách sử thì mãi mãi không lúc nào ngừng, do đó những đời
sau mới gọi các bộ sách sử (sử sách) là "hãn thanh”, hai câu thơ của Văn Thiên Tường nói lên ý ông
muốn đem tấm lòng son yêu nước của mình rọi sáng sử sách huy hoàng của nhân dân Trung Hoa.
CHU MINH NGỌC