BIẾT TẤT TẦN TẬT CHUYỆN TRONG THIÊN HẠ - Trang 173

Tại sao hình ảnh "Gió mát lộng trong hai tay áo" được dùng đế

nói về quan thanh liêm?

Trong lịch sử Trung Quốc dưới triều nhà Minh có binh bộ thị lang Vu Khiêm được coi là một vị quan
rất có khí tiết. Một hôm, sau khi đi tuần tra thăm hỏi dân ở vùng Hà Nam, ông trở về kinh thành, cả hai
tay đều không mang một vật gì cả, ngay đến các thổ sản ở vùng đó như nấm, tuyến hương cũng không
có, vì thế ông làm ngay một bài thơ:
Quyên mạt, ma cô dữ tuyến>
Bản tu
duy dân dụng phản vi ương.
Thanh phong lưỡng tụ triều thiên khứ,
Miễn đắc lư diêm thoại đoản trường.
(Khăn lụa, nấm thơm với tuyến hương,
Vốn là dân dụng biến tai ương.
Gió lùa tay áo chầu thiên tử,
Đỡ bị xóm thôn nói đoản trường).
Đại ý của bài này là các thứ khăn lụa quyên, nấm và tuyến hương vốn là những vật dân chúng thường
dùng, nhưng ngày nay lại gây tai ương (vì quan lại thường lùng kiếm để dùng làm lễ vật). Bây giờ ta
trở về triều gặp thiên tử với hai ống tay áo lộng gió vì chẳng mang gì cả, cho nên tránh được những lời
thị phi ngắn dài nơi làng xóm. Đây chính là xuất xứ của bốn chữ "lưỡng tụ thanh phong" (hai ống tay
áo chỉ có gió mát) và cũng biểu hiện đầy đủ phẩm đức cao thượng của Vu Khiêm.
Trọng xã hội phong kiến, "lưỡng tụ thanh phong” là lời ngợi khen các viên quan thanh liêm. Tụ tức là
chỉ ống tay áo, đời xưa các nhân vật có địa vị đều mặc áo đại bào, hai ống.tay áo đại bào nói chung là
rất rộng, có thể đựng được nhiều đồ vật, cũng chẳng khác gì những cái túi to trong y phục ngày ấy.
"Lưỡng tụ thanh phong" cho thấy rằng trong hai ống tay áo của các viên quan thanh liêm như thế chẳng
có gì cả, mà chỉ có gió mát thôi, và ống tay áo chứng tỏ con người liêm khiết không tham ô.

HIỂU B

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.