BIẾT TẤT TẦN TẬT CHUYỆN TRONG THIÊN HẠ - Trang 308

Tam giáo cửu lưu là gì?

Tháng Mười Hai năm 573 sau Công nguyên, hoàng đế triều Bắc Chu là Vũ Văn Ung triệu tập các quan
trong triều đình, cùng với các đạo sĩ Lão giáo và sư môn Phật giáo tổ chức một cuộc họp lớn. Trong
cuộc họp này các giáo phái sẽ xác định địa vị của ba đạo thông qua việc trình bầy giáo nghĩa của
mình.
Qua một đợt tranh luận hết sức kịch liệt, mọi người nhất trí cho rằng Nho học của Khổng Tử, nhà tư
tưởng và chính trị lớn của thời Cổ đại, là một tôn giáo, cần phải được đặt lên hàng thứ nhất, học thuyết
của đạo mà Lão Tử sáng lập trong thời Đông Hán, tức là Đạo giáo, thì được đặt vào hàng thứ hai, còn
đạo Phật du nhập trong thế kỉ II sau Công nguyên từ Ấn Độ vào Trung Quốc thì được đặt vào hàng thứ
ba.

Cửu lưu là chỉ các lưu phái Nho gia, Đạo gia, Âm Dương gia (dựa vào học thuyết âm dương ngũ hành
để bói toán), Pháp gia (đặt ra pháp luật để trị yên thiên hạ), Danh ginghiên cứu lôgic, chủ yếu là các
thuật nguy biện), Mặc gia (theo học thuyết Mặc Tử), Tung Hoành gia (các nhà hùng biện về chiến lược
chia rẽ và liên kết), Tạp gia (nghiên cứu các môn lặt vặt), Nông gia (nghiên cứu nghề nông). Học
thuyết và tư tưởng của các lưu phải này có sức thúc đẩy và ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển
văn hóa, tư tưởng và khoa học trong thời Cổ đại của Trung Quốc.
Trong ba giáo phái lớn lưu hành ở thời kì Bắc Chu thì Nho gia và Đạo gia chiếm hai địa vị quan trọng
nhất. Tư tưởng Nho gia trong xã hội phong kiến tồn tại kéo dài rất lâu ở Trung Quốc và bao giờ cũng
được coi là tư tưởng chính thống. Bảy gia khác đều hình thành trong thời kì Chiến Quốc 400 năm
trước Công nguyên. Các âm dương gia đã dùng cặp khái niệm tương phản "âm" và "dương" để giải
thích các thế lực vật chất đối lập và tiêu giảm hay tăng trưởng lẫn nhau trong giới tự nhiên, và dùng
năm loại vật chất mộc, hỏa, thổ, kim, thủy để thuyết minh sự phát nguyên và thống nhất của vạn vật. Tư
tưởng nhận thức này có địa vị quan trọng trong nền văn hóa Cổ đại Trung Quốc.
Các Pháp gia, với tư tưởng dùng nông nghiệp để làm giàu, chủ trương chấp hành nghiêm mật chế độ
pháp luật chặt chẽ, đã có ảnh hưởng rất lớn trong thời Cổ đại.
Các Danh gia cũng rất có cống hiến dối với sự phát triển của môn lôgic Cổ đại.
Các Mặc gia đã có nghiên cứu và cống hiến đối với nhận thức luận, lôgic, thậm chí hình học.
Tuy nhiên về sau cái gọi là "Tam giáo cửu lưu" không còn chỉ ba tôn giáo và chín lưu phái như đã
trình bầy trên kia nữa, mà chỉ dùng để chỉ các lưu phái trong tôn giáo và học thuật. Lại có thời kì trong
giới giang hồ, các kẻ hành nghiệp cũng được gợi là "Tam giáo cửu lưu", nhưng cách gọi này là có hàm
ý chê bai

DIỆP QUẢNG SINH - LA DUẪN HÒA

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.