Tại sao ở một số vùng, trước nhà hay đầu phố phải đặt một tảng
đá?
Từ xa xưa, trong dân gian Trung Quốc đã lưu truyền câu chuyện Thạch Cảm Đương. Thạch Cảm
Đương là một thanh niên sống trên núi Thái Sơn, gan dạ và rất khoẻ, võ nghệ hơn người. Một hôm nhà
họ Vương trong thành dán giấy cáo thị nói rằng:
"Hằng ngày có yêu quái đột nhập vào nhà làm những điều ác. Nếu có ai đánh đuổi được yêu quái đi,
thì nhà họ Vương nguyện đem con gái gả cho".
Thạch Cảm Đương quyết tâm trừ hại cho dân, bèn cầm một thanh bảo kiếm nấp trong phòng tiểu thư.
Lúc con yêu quái đến nhà chàng giơ thanh kiếm nói to:
- Có Thạch Cảm Đương trên núi Thái Sơn đến đây!
Con yêu quái nghe thấy thế sợ quá bỏ chạy, vì thế Thạch Cảm Đương thành hôn với cô tiểu thư. Ai
ngờ con yêu quái bỏ chạy đi rồi, lại tới nơi khác làm điều ác. Người vợ thông minh bèn nói với Thạch
Cảm Đương:
- Chàng hãy khắc tên lên bia đá dựng ở cửa thôn hay bên tường nhà. Làm như thế có lê sẽ trừ được
yêu quái.
Do đó ở thôn nào người ta cũng lập những bia đá khắc năm chữ “Thái Sơn Thạch Cảm Đương”
(Thạch Cảm Đương ở núi Thái Sơn). Từ đấy về sau không còn thấy yêu quái xuất hiện nữa.
Đời thượng cổ người ta thường lấy nghề nghiệp làm họ, những người thợ khắc đá tạo nên gia tộc
Thạch.
Đời xưa người ta tin rằng vạn vật đều có linh hồn, các hiện tượng đại biểu cho sức mạnh của thiên
nhiên như gió, mưa, sấm, sét... đã trở thành đối tượng sùng bái của con người. Cả đến một búi cỏ, một
cánh hoa, một cái cây, một viên đá người ta cũng cho rằng là có linh hồn. Lấy ba chữ Thạch Cảm
Đương làm văn bia thế cũng tức là dùng uy lực thần kì của bản thân tảng đá để ngăn ngừa các vật đem
lại rủi ro.
Câu chuyện trên đây về sau đã phát triển trở thành một tập tục dân gian và trước cửa những ngôi nhà
lớn ở đầu phố, đầu ngõ hoặc ở đầu cầu, người ta thường lập một bia đá nhỏ hoặc khối đá nhỏ trên viết
ba chữ "Thạch Cảm Đương". Ý nghĩa của việc này là muốn tiêu trừ tai họa, bảo vệ cuộc sống thanh
bình.
Tập tục này lại còn lưu truyền ra tới nước ngoài. Tại viện bảo tàng dân gian thành phố Kyoto nước
Nhật Bản, đến nay vẫn còn trân trọng gìn giữ một tảng đá khai quật trên đảo Xung Thằng khắc năm chữ
"Thái Sơn Thạch Cảm Đương”.
QUÁCH CẢNH PHONG