một cách rất kiêu hãnh.
Có thể nói đó là tất cả những gì đã xảy ra với con matơriôska ở hải cảng
Nêapôn vào buổi sáng hôm ấy, nếu không kể đến một điểm nữa. Điểm đó
thuộc về loại những hiện tượng có lẽ chỉ có trong trí tưởng tượng của chúng
ta và nó là kết quả của những gì ta mong ước. Nhưng mặc dầu vậy, chúng
cũng vẫn cứ tác động đến dòng ngày tháng sau này của chúng ta với một sức
mạnh không thể nào phủ định được.
Cô bé chạy đi, quên bẵng mất cảm ơn tôi lần cuối. Cũng vẫn cô thôn nữ
trẻ mặc váy xanh viền ren nọ đã đền bù lại khuyết điểm của em. Cô lại ôm
lấy tôi lần nữa, lại áp một bên má nóng rực ngăm ngăm đen của cô vào má
tôi và nói với tôi, nhưng giờ đây khẽ và bối rối:
.
Rồi ngay đấy cùng với những chị bán hàng, cô chạy về với những dành
hoa của mình, nhưng trên má tôi vẫn còn phảng phất mùi thơm đăng đắng
kéo dài của mặt cô. Nó giống như mùi cỏ cải hương. Mùi thơm đó thực là
bền, nó còn mãi mấy ngày sau và chỉ mất đi ở Rôma nơi tôi rời Nêapôn đến
ở trong mấy hôm. Có lẽ tôi cảm thấy mùi thơm ấy lâu đến thế chỉ vì tôi
muốn được thấy nó. Khi con tàu Nêapôn - Rôma suốt đường lúc nào cũng
định văng khỏi đường ray để đổ xầm xuống những khe núi Apenin màu
vàng, nó lao băng băng đến Rôma, tôi nhìn qua cửa sổ ra những thành phố
nhỏ bé trên núi và nghĩ rằng mỗi thành phố ấy có thể là quê hương của cô
thôn nữ kia. Đó là những thành phố rất cổ kính trên đỉnh những trái núi, là
những pháo đài lởm chởm, bao bọc những bức tường răng ngựa. Ở đó
những quả chuông trên những thánh đường sâu thẳm đổ hồi, nơi chưa biết
chừng những bức bích họa của Đjôttô
hay của chính Rafael
vẫn còn
sáng lên trong khoảng tối mờ những bàn thờ Chúa.
Những con đường trắng ngoằn ngoèo và hoang vắng từ những thung lũng
bị hạn hán thiêu đốt chạy lên trên những thành phố ấy, và trên đường, những
chú lừa lon ton chạy. Ta trông rõ hơn cả những đôi tai sẫm màu của chúng.
Chân lừa khẳng khiu lẫn vào trong màu bụi đá đen và vì thế không thể nào
trông thấy.