Polo đã dành thời gian đến thăm Hốt Tất Liệt trong suốt thời kỳ ông trị vì,
và trong cuốn The Travels of Marco Polo (tạm dịch: Những chuyến du hành
của Marco Polo), ông viết: “Làm thế nào mà Đại Hãn có thể biến vỏ cây
thành một thứ giống như giấy, từ đó lưu thông tiền ra khắp đất nước của
ông? Tất cả những tờ giấy này được phát hành với sự trang trọng và uy
quyền như thể được làm bằng vàng hoặc bạc tinh khiết. Tất cả mọi người
đều có thể mang theo dễ dàng; bất cứ nơi đâu trên khắp lãnh thổ của Đại
Hãn, họ đều thấy chúng, và có thể thuận lợi thực hiện tất cả các giao dịch
mua bán hàng hóa bằng công cụ này như thể chúng là những đồng xu bằng
vàng nguyên chất vậy.”
7
Vào khoảng thế kỷ 14, những tờ giấy có mệnh giá do các ngân hàng ở Ý
phát hành có thể được sử dụng để đổi lấy vàng trong kho dự trữ của họ.
Những tờ giấy có giá này còn được dùng để đổi lấy hàng hóa, người nhận có
thể đổi nó lấy vàng được ngân hàng cất giữ. Chúng được gọi là “nota di
Banco”, cụm từ “giấy bạc ngân hàng” bắt nguồn từ đó và vẫn được sử dụng
cho tới ngày nay.
Những tờ giấy có mệnh giá không phải được sử dụng rộng rãi trên thế giới,
và tiền xu chỉ là một hình thức của tiền được dùng để trao đổi. Vỏ sò, vỏ
trai, và những tấm da hoẵng được sử dụng trên khắp Bắc Mỹ. Chúng đã
được coi là phương tiện thanh toán giữa những người bản địa, và người khai
hoang thuộc địa chấp nhận như hình thái tiền tệ sơ khai. Rất nhiều cụm từ
chỉ tiền bạc ngày nay xuất phát từ việc sử dụng các vật dụng đóng vai trò
như tiền thời đó.
Trong số những vật dụng được sử dụng làm tiền, còn có wampum. Về hình
thức, wampum là những hạt màu tím hoặc trắng được làm từ vỏ trai hoặc vỏ
ốc xoắn. Những chiếc hạt này được đánh bóng và xâu chuỗi làm đồ trang
sức hoặc dây đai. Chúng đã được chấp nhận như là một hình thức tiền tệ hợp
pháp trên khắp Bắc Mỹ. Học phí một năm học tại Đại học Harvard khoảng
1.900 hạt wampum thời những năm 1700. Đặc biệt, vào thời kỳ đó, một vị