vì vậy về lý thuyết, bạn có thể quét và in ra bản sao của mỗi tờ giấy bạc để
chi tiêu nhiều lần. Tuy nhiên, trên thực tế có các biện pháp an ninh như họa
tiết chìm, chuỗi số duy nhất cho mỗi tờ tiền cùng với hình phạt đối với hoạt
động làm giả. Các biện pháp an ninh và pháp lý này là cách chính phủ Mỹ
ngăn chặn tái diễn giao dịch lặp chi đồng đô la Mỹ, khi mỗi tờ tiền đều
không thể sao chép được.
Việc ngăn ngừa tình trạng giao dịch lặp chi trong lĩnh vực tiền điện tử lại
phức tạp hơn nhiều. Bạn có thể hình dung thế này, nếu những khoản thanh
toán cho hàng hóa hay dịch vụ đều trong môi trường điện tử như dưới dạng
email, vậy làm thế nào bạn có thể ngăn chặn việc một email có nội dung
thanh toán tương tự được gửi đến nhiều người? Các chính phủ, ngân hàng và
tổ chức tài chính có các lớp thủ tục xác minh để đảm bảo không có xuất hiện
bản sao các giao dịch điện tử, ngay cả khi những hệ thống này có khả năng
gặp trục trặc.
Trong lĩnh vực tiền điện tử, với sự cộng tác của Amos Fiat và Moni Naor,
David Chaum đã đề xuất nhiều giải pháp cho vấn đề giao dịch lặp chi.
Những bản đề xuất của họ đưa ra một lý thuyết cho rằng: tiền điện tử có thể
mang đặc tính không bị truy nguyên, nhưng vẫn có thể bị phát hiện nếu đã
được chi tiêu từ trước đó.
Năm 1990, David Chaum thành lập công ty DigiCash cùng với những người
tiên phong trong lĩnh vực này. Năm 1994, DigiCash đã gửi đi khoản thanh
toán bằng tiền điện tử đầu tiên.
Cũng năm 1994, một thông cáo báo chí được DigiCash phát hành, với nội
dung mở đầu như sau:
“Khoản thanh toán bằng tiền điện tử đầu tiên qua mạng máy tính trên thế
giới. (Ngày phát hành: 27, tháng 5 năm 1994)