BỒ CÂU CHUNG MÁI VÒM - Trang 43

Ông chủ gõ hai xô nhựa vào nhau ra hiệu. Kim đứng dậy loạng choạng,

cô phát hiện tay cầm kềm đã rướm máu. Giấu mình trong những cây nho,
Kim len lén đeo găng.

Khi bà ngoại hay tin dì Dao xin cho Kim làm nhân công hái nho, bà run

người mắng cả dì lẫn cháu tham tiền. Dì tuy da vàng mũi tẹt nhưng sang
Thụy Sĩ du học từ lúc hai mươi tuổi, lấy chồng Tây, sống theo đúng chủ
nghĩa thực dụng của bên đây. Thấy Kim sang Thụy Sĩ đúng dịp thu hoạch
nho, dì cho là cô may mắn có cơ hội kiếm tiền. Một ngày công hái nho trị
giá một triệu đồng Việt Nam. "Lương bác sĩ mới ra trường của cháu cả
tháng ròng còn chưa bằng!". Bà ngoại không chịu được ý nghĩ cô cháu tốt
nghiệp trường thuốc phải còng lưng sát đất hái từng chùm nho cho những
người chủ là nông dân chính gốc. Dù dì Dao nhắc đi nhắc lại nhân công
đều là dân trí thức đến từ những nước nghèo hơn bà ngoại vẫn khăng khăng
"Nhục! Nhục!" Kim biết công việc này vất vả, đối với người không quen
làm việc tay chân như cô càng không dễ dàng. Suốt bao nhiêu năm đèn
sách của Kim, từ những trường chuyên hồi phổ thông cho đến lúc vào đại
học, mẹ cô còng lưng may đồ cho khách năm này qua tháng nọ chỉ với
niềm vui nuôi con thành bác sĩ, để rồi khi cô ra trường, lưng mẹ lại còng sát
hơn...

- Nghỉ tay ăn cơm, cô Việt Nam! - Cận Thị gọi - Hơn mười hai giờ rồi!

Kim đi theo toán nhân công ra bãi đất trống, bà chủ đứng cạnh nồi súp

bắp cải thơm nghi ngút. Khi cô bê đĩa xếp hàng đến, bà tươi cười nhưng
không giấu sự lo ngại:

- Ổn cả chứ? Nếu không theo kịp mọi người cô không cần cố gắng...

- Cháu không sao!

Mặt trời lên đến đỉnh núi sau hồ nhưng cảnh vật hãy còn âm u. Ông chủ

e trời sẽ mưa. Kim ngồi xuống vệ đồi, dựa lưng vào bậc đá ngăn cách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.