Việc gặp mẹ là quyền của đứa trẻ. Cái ngày mà đứa trẻ lớn lên rồi tự
mình đi tìm kiếm sự tồn tại của người mẹ có lẽ sẽ không đến. Hơn
nữa, rõ ràng là người vợ cũng có cái quyền ấy. Dù chính cô lựa chọn
rời xa đứa trẻ, nhưng có thể một lúc nào đó ở nơi xứ người xa xôi cô
cũng đã thở dài.
Tối qua trong lúc hai bố con cùng chơi cờ vua, anh đã hỏi nhỏ đứa
trẻ:
“Con không nhớ mẹ à?”
Đứa trẻ không trả lời. Nó chỉ nhìn anh ngơ ngác. Giáo viên chủ
nhiệm của nó đã từng nói nó là một đứa trẻ thông minh, có trí tưởng
tượng vô cùng phong phú, nhưng thỉnh thoảng không hiểu vì sao lại có
cái vẻ thẫn thờ ngơ ngác như người mất hồn.
Anh không nói với đứa trẻ về chuyện xảy ra giữa anh và người vợ.
Nhưng nó là một đứa trẻ lanh lợi, và nó cũng chẳng bao giờ nhắc tới
mẹ.
“Mẹ đã trở về từ Pháp rồi đấy.”
Đứa trẻ cúi đầu rồi tiếp tục xếp những quân cờ lên bàn cờ.
“Con sẽ gặp mẹ chứ?”
Mãi sau, xếp xong quân cờ cuối cùng, đứa trẻ mới hỏi lại.
“Bố thì sao ạ?”
“Nếu mà Daum muốn gặp mẹ thì gặp chứ. Suy nghĩ của bố không
quan trọng.”
“Con gì chứ, bố mới là quan trọng. Với lại con ấy à, con không
muốn gặp mẹ.”
“Chắc là mẹ nhớ Daum lắm đấy.”
“Không. Bố sai rồi. Mẹ không nhớ con đâu.”
Đứa trẻ sắp xếp thế cờ tuyên chiến rồi lắc đầu. Nó lắc đầu quả quyết
như thể một chiến binh giật gươm đi tiên phong công kích.
Nhưng đứa trẻ đã thua. Dù năng lực đánh cờ của nó cũng không đến
nỗi nào nhưng nó vẫn bị thua chỉ vì chút mánh khóe cỏn con. Đứa trẻ