anh lao vào trận kịch chiến. Ông Larivière nhìn anh ta, mắt sầm lại, tôi nhìn
thấy cái ca-vát, ông ta chỉ cho bố thấy.
– Không thể ăn cắp à? Thật thế sao?
Cédric chỉ đeo ca-vát nhân những dịp trọng đại và khi bà ngoại
Cacquarante có mặt: ngày đầu năm mới, sinh nhật bà hoặc khi bà đưa anh
đi. Anh có hai cái bà tặng, màu sắc sặc sỡ, với hình những con vật kỳ cục.
Trong công việc của bố, cavát là thứ bắt buộc. Không thể nói đùa là có thể
bán những chiếc ô tô hạng sang trong trang phục quần bò và áo phông. Dù
bố hầu như không bán gì nữa, không bán xe hơi và cũng chẳng bán phụ
kiện, bố vẫn đeo chúng vì sự tôn trọng với ông chủ của bố, ông ngoại tôi,
người mà đi ngủ cũng đeo, và ngay khi ngày làm việc kết thúc, bố nhét
ngay vào trong túi, khiến những chiếc ca-vát của bố thực sự như những cái
giẻ lau.
Cái mà Cédric đang đeo không phải của nhà tôi. Nó màu đỏ thắm với
những sọc màu ghi, rất đẹp. Anh bình thản tháo ra và giơ ra cho bố của
Violaine.
– Cám ơn chú. Cháu chỉ mượn thôi. Con gái chú sẽ khẳng định điều đó
với chú, bạn ấy đã đồng ý rồi. Cho cháu gửi lời chào kính trọng đến vợ chú.
Mặt ông Larivière trở nên giống cái ca-vát. Tôi thấy khoái chí. Khi tôi
mượn cái áo Ralph Lauren với những con số của nhà vô địch trên tay áo, đó
là để được giống anh ta và cái ca-vát muốn nói lên rằng anh ta rất muốn có
một người bố làm quản lý, thêm vào đấy là một người mẹ làm nội trợ. Hơn
nữa, bố tôi không lẫn với ai được với chiếc ca-vát giẻ lau đang phát tín hiệu
báo động trong túi của mình. Bố thậm chí không thể nói với kẻ thù của
mình: “Ông nghĩ gì thế, thưa ông? Chiếc cavát này thuộc về tôi. Tôi không
hiểu tại sao chúng tôi lại không có một cái giống như vậy được cơ chứ.” Và
bố tự tin bước đi dẫn ông ta vào trong phòng của vợ mình để chỉ cho ông ta
thấy tất cả những cái ca-vát treo phía trên những đôi giày có nẹp trong tủ
quần áo.
– Thế thôi à? Không còn gì khác sao? - Gã đàn ông đểu giả kia hỏi, tay
vẫn giơ ra như thể Cédric sẽ đặt vào đó chiếc nhẫn đính hôn của bà