tình hình trong thành phố. Đúng 2-3 ngày sau, ngày 20 tháng Tám, nhận
được báo cáo từ Xta-lin-grát gửi về.
Rê-dơ-nhi-cốp viết:
“Dân cư trú ở thành phố quá đông. Thậm chí tới mức người ta sống dưới
bờ rào, trong vườn, trên bờ sông Vôn-ga, trên thuyền v. v.. Việc sơ tán khỏi
thành phố diễn ra quá chậm chạp do không có đủ phương tiện vận chuyển và
do ban sơ tán hoạt động tồi: những người chờ phương tiện vận chuyển phải
nằm lại ở trạm sơ tán từ 5-6 ngày đêm.
Tất cả các trường học và câu lạc bộ đều chật ních những người bị thương.
Các bệnh viện vẫn ở lại trong thành phố. Việc che chắn ánh sáng rất tồi…
Về phía mình, tôi thấy cần phải làm những việc sau đây:
1. Chuyển thành phố sang tình trạng giới nghiêm.
2. Đẩy nhanh việc sơ tán khỏi thành phố. Trước hết sơ tán các bệnh viện
và sau đó là sơ tán dân cư thành phố. Chỉ để lại trong thành phố những
người dân làm việc tại các xí nghiệp và có thể giúp được bộ đội phòng thủ
thành phố. Chỉ để lại những tài sản nào cần thiết cho việc phòng thủ thành
phố mà thôi.
3. Lập lại trật tự lý tưởng trong thành phố; để làm việc đó cần cử một
đồng chí có tính nghiêm khắc cao làm tư lệnh quân quản thành phố Xta-lin-
grát.
4. Để giữ gìn trật tự cách mạng trong thành phố, nhất thiết phải đặt các
đơn vị của Bộ dân ủy nội vụ và công an dưới quyền người phụ trách bộ đội
đóng ở đây, hoạt động và rút lui hoàn toàn theo lệnh của đồng chí này.
5. Khi bắt đầu trận đánh, không cho phép các cơ quan hậu cần hay các
đơn vị bộ đội khác đi qua thành phố, mà phải đi vòng phía Bắc Xta-lin-
grát”.
Công việc đòi hỏi phải có sự can thiệp cấp bách của các cơ quan lãnh đạo
cao nhất. Vla-đi-mia Đmi-tơ-ri-ê-vích I-va-nôp, bây giờ phụ trách Cục tác
chiến Bộ tổng tham mưu, gửi cho tư lệnh phương diện quân Đông – Nam
một bản hướng dẫn việc chấn chỉnh lại trật tự trong thành phố. Một bản sao