các cấp đã phạm những sai lầm và cần phải làm sao cho những người khác
không lặp lại những sai lầm ấy.
Ti-khô-mi-rốp ngồi chuẩn bị dự thảo chỉ thị. Cùng với các sĩ quan khác,
tôi cũng phải báo cáo với đồng chí ấy những số liệu về phương diện quân
Nam mà các đơn vị của nó lúc này đã nhập vào biên chế của phương diện
quân Bắc Cáp-ca-dơ và tiến hành những hoạt động phòng thủ gay go ở phía
Nam Rô-xtôp trên khu vực mặt trận có thể nói là do tôi phụ trách. Các báo
cáo của các phương diện quân, những số liệu về sự thiệt hại, các băng ghi
các cuộc trao đổi ý kiến bằng điện báo và những tài liệu khác, được dùng
làm tài liệu cho bản chỉ thị.
Chúng tôi không biết I. V. Xta-lin muốn có một dự thảo chỉ thị như thế
nào về những nguyên nhân thất bại của chúng ta ở miền Nam vào mùa hè
1942. Song đồng chí ấy không những không hài lòng với bản dự án đó, mà
còn coi nó là có hại. Tổng tư lệnh tối cao không chấp nhận dự án này, còn
tác giả của nó thì cho thôi giữ chức cục trưởng Cục tác chiến và sau đó được
điều hẳn khỏi Bộ tổng tham mưu. Tháng Chín 1942, Pi-ốt Gê-oóc-ghi-ê-vích
được chỉ định làm phó tư lệnh tập đoàn quân 42 thuộc phương diện quân Lê-
nin-grát. Thiếu tướng V. Đ. I-va-nốp đảm nhận chức trách cục trưởng Cục
tác chiến.
Để tiến công tới sông Vôn-ga, địch lợi dụng những khoảng trống nhỏ nhất
trong đội hình tác chiến của các đơn vị bộ đội Liên Xô và lập tức tung xe
tăng vào đó với sự yểm trợ mạnh mẽ của máy bay ném bom và máy bay
cường kích oanh tạc dữ dội từ trên không. Sau xe tăng là bộ binh. Các trận
đánh diễn ra ác liệt và cứ ngày một tới gần Xta-lin-grát.
Bộ tổng tham mưu buộc phải suy nghĩ đến tình hình ngay trong thành phố
là nơi đã trở thành hậu tuyến gần nhất của bộ đội và có nguy cơ trở thành
mặt trận. Từ nơi đó đã truyền về những tin bất lọi. Dân sơ tán từ phía Tây về
sống định cư ở đó đang trong tình cảnh gay go dưới những trận oanh tạc của
máy bay phát-xít. Các sĩ quan Bộ tổng tham mưu tại phương diện quân
Đông – Nam đứng đầu là N. V. Rê-dơ-nhi-cốp được giao nhiệm vụ kiểm tra