như của những người chỉ huy và những người anh hùng khác bảo vệ Ô-đét-
xa.
Ngày 30 tháng Mười 1941 bắt đầu công cuộc phòng thủ Xê-va-xtô-pôn.
Dồn quân địch ra sát biển, các chiến sĩ xô-viết đã chiến đấu vô cùng gan dạ
và dũng cảm hy sinh. Kìm hãm quân địch ở Crưm lúc đó có nghĩa là không
để cho chúng vượt qua bán đảo Ta-man vào Cáp-ca-dơ tới vùng dầu mỏ và
các vùng tài nguyên vô cùng phong phú khác của nước ta. Khi đó, Đại bản
doanh chỉ thị: “Dù thế nào đi nữa cũng không được bỏ Xê-va-xtô-pôn”.
Theo truyền thống, chỉ huy khu vực phòng thủ Xê-va-xtô-pôn là tư lệnh
Hạm đội Biển Đen, phó đô đốc Ph. X. Ốc-chi-áp-rơ-xki. Chỉ huy quân bộ
binh ở Xê-va-xtô-pôn là tướng I. E. Pê-tơ-rốp, tư lệnh tập đoàn quân vùng
ven biển được điều từ Ô-đét-xa tới cùng với đơn vị của đồng chí.
Ngày 22 tháng Bảy, máy bay địch bắn phá Mát-xcơ-va lần đầu tiên.
Chúng tôi ra phố và thấy hàng trăm ngọn đèn pha đang xẻ rạch khắp bầu
trời, ánh lửa pháo cao xạ bừng lên trong khoảng không sâu thẳm.
Trong tầng dưới của tòa nhà Bộ tổng tham mưu đã thiết bị hầm phòng
không. Mọi người không có phận sự khi máy bay bắn phá bắt buộc phải
xuống đày.
Các gia đình quân nhân bắt đầu sơ tán khỏi Mát-xcơ-va. Sau trận đánh
phá đầu tiên này của không quân Đức, tôi gửi mẹ, vợ và hai con mình đi Nô-
vô-xi-biếc. Đến nơi nào và đến nhà ai ở đày, tôi cũng không rõ.
Ga Ca-dan tối om. Hàng ngàn người đã tụ tập ở đó. Vát vả lắm tôi mới
đưa được gia đình vào trong toa. Tôi phải chuyến con gái mình qua cửa so,
vì không tài nào len vào bằng của chính được.
Tôi đã giao cho vợ mình một bức thư gửi trung tướng V M. Dơ-lô-bin, lúc
đó làm phó tư lệnh quân khu Xi-bi-ri. Nhưng sau này được biết là vợ tôi đã
không gặp được đồng chí Dơ-lô-bin. Xin cảm ơn ban phụ vận của đảng bộ
thành phố đã giúp đỡ chúng tôi bằng mọi khả năng của mình, chủ yếu là đã
thu xếp cho gia đình tôi có nơi ăn chốn ở hẳn hoi.
Còn ngoài mặt trận, tình hình ngày một nặng nề thêm. Ngày 30 tháng Sáu,
ta thành lập Hội đồng quốc phòng Nhà nước, đứng đầu là I. V. Xta-lin. Mọi