lữ đoàn. Phương diện quân triển khai dọc biên giới miền Duyên hải, những
lực lượng chủ yếu bố trí trên hướng Mẫu Đơn Giang chạy dài tới Cáp Nhĩ
Tân và Cát Lâm. Cơ quan tham mưu của phương diện quân đặt tại Mẫu Đơn
Giang.
Phương diện quân 3 có hai tập đoàn quân 30 và 44, do tướng U-si-rốc chỉ
huy, đã sử dụng một phần lực lượng là hai sư đoàn bố trí gần biên giới nước
Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ; còn tập đoàn chủ yếu của chúng gồm sáu sư
đoàn bộ binh, ba lữ đoàn bộ binh và một lữ đoàn xe tăng thì đóng ở miền
Trung Bộ Mãn Châu, ở khu vực Thẩm Dương. Cơ quan tham mưu phương
diện quân cũng bố trí tại đây.
Một tập đoàn quân độc lập 4 của tướng U. Mi-ki-ô, bố trí phân tán trên
một không gian rộng ở Bắc Mãn Châu, thành cái hình vuông Hải Lạc Nhĩ –
Tề-tề-cáp-nhĩ – Cáp Nhĩ Tân – Xa-kha-li-an. Tập đoàn quân này có ba sư
đoàn bộ binh và bốn lữ đoàn.
Phương diện quân 17 gồm hai tập đoàn quân 34 và 58 bố trí ở Triều Tiên,
cơ quan tham mưu đóng ở Hán Thành. Chỉ huy phương diện quân này là
tướng Côt-du-ki, có chín sư đoàn bộ binh.
Lực lượng dự bị của tư lệnh Đạo quân Quan Đông gồm một sư đoàn bộ
binh, một lữ đoàn bộ binh và một lữ đoàn xe tăng. Một lữ đoàn được tổ chức
đặc biệt, mang danh hiệu cảm tử quân, gồm các trinh sát viên và lính diệt
tăng, có một chức năng riêng. Trong không quân và hải quân cũng tổ chức
những đội cảm tử quân.
Tập đoàn quân không quân 2 của tướng Kha-ra-đa, bố trí ở Trung Bộ Mãn
Châu, có hơn 1.200 máy bay, (tuy những máy bay chiến đấu ít hơn nhiều). Ở
Triều Tiên, có tập đoàn quân không quân 5 gồm 600 máy bay chiến đấu.
Trực thuộc tư lệnh Đạo quân Quan Đông còn có quân của Mãn Châu
Quốc, Nội Mông và tỉnh Tuy Viễn, tổng số tới 20 sư đoàn bộ binh và từ 14
đến 15 lữ đoàn kỵ binh. Những binh đoàn trên không được như quân Nhật,
huấn luyện ít, trang bị kém, nhưng tổng số quân cũng tới gần ba mươi vạn.
Bộ chỉ huy Nhật lại có thể điều động lực lượng dự bị chiến lược đóng tại