là I. V. Xta-lin cho rằng phần lớn cánh quân địch đó vẫn sẽ được tung vào
Mát-xcơ-va. Và nếu như chiến dịch do X. C. Ti-mô-sen-cô đề xuất có thể
làm tê liệt được các lực lượng của bọn Hít-le, làm suy yếu cuộc tấn công của
chúng vào Mát-xcơ-va, thì vì lẽ gì mà lại không tiến hành?
Ngày 30 tháng Ba, kế hoạch mới được vạch xong và qua A. M. Va-xi-lép-
xki chuyển lên cho I. V. Xta-lin. Đồng chí Tổng tư lệnh tối cao được báo cáo
như sau:
“Theo chỉ thị của đích thân đồng chí, chúng tôi đã vạch một kế hoạch
hành động chung cho các đơn vị bộ đội khu vực mặt trận Tây – Nam từ
tháng Tư đến tháng Năm 1942.
1. Mục tiêu hoạt động cơ bản của các đơn vị bộ đội khu vực mặt trận Tây
– Nam thời kỳ này là chiếm thành phô Khác-cốp sau đó tập hợp lại các đơn
vị, từ phía Đông Bắc đánh chiếm Đni-ép-rô-pê-tơ-rốp-xcơ và Xi-nen-nhi-cô-
vô, do đó làm cho kẻ địch bị mất hết những bến quan trọng nhất để vượt qua
sông Đni-ép-rơ và mất đầu mối đường sắt Xi-nen-nhi-cô-vô. Trên độ dài
mặt trận còn lại, các đơn vị bộ đội khu vực mặt trận Tây – Nam sẽ phòng
thủ vững chắc các tuyến hiện đang chiếm giữ”.
Các đồng chí đề nghị tiến hành tấn công chỉ dùng các lực lượng phương
diện quân Tây – Nam là phương diện quân cũng do X. C. Ti-mô-sen-cô chỉ
huy.
Tiếp đó, là đến việc dự tính những lực lượng và phương tiện cần thiết đề
đánh chiếm Khác-côp, trình bày ý đồ chiến dịch, những suy tính về việc tiến
hành chiến dịch, về việc tập trung quân. Dự định ngày 20 tháng Tư sẽ là
ngày mở đầu cuộc tấn công.
Khi xem xét kế hoạch đó, I. V. Xta-lin đã chấp thuận cái chiến dịch thoạt
trông có vẻ hấp dẫn ấy, mặc dù khi đó cũng ngừa trước X. C. Ti-mô-sen-cô
rằng chớ có trông mong vào những lực lượng dự bị của Đại bản doanh.
Những mối hoài nghi của Bộ tổng tham mưu được “giải quyết” bởi mệnh
lệnh: “…coi chiến dịch đó là công việc nội bộ của khu vực mặt trận và
không được can thiệp vào bất cứ vấn đề gì của chiến dịch”.