Nam – ở các khu vực hoạt động của các cụm tập đoàn quân “A” và “B” –
hoàn toàn bất lợi cho ta.
Tính đến ngày 1 tháng Bảy 1942, địch có 900 nghìn lính và sĩ quan, trên
1.200 xe tăng, hơn 17 nghìn pháo và súng cối, 1.640 máy bay chiến đấu Để
đối chọi lại, các phương diện quân Bri-an-xcơ, Tây – Nam và Nam chỉ có
thể huy động được 655 nghìn quân, 740 xe tăng, 14.200 pháo và súng cối,
khoảng 1.000 máy bay chiến đấu. Như vậy, quân ta thua kém địch về số
lượng. Thêm vào đó, địch lại nắm trong tay quyền chủ động tác chiến –
chiến lược. Trong hoàn cảnh ấy, đây là một ưu thế cực kỳ lớn đảm bảo cho
bộ chỉ huy Hít-le quyền tự do lựa chọn hướng tấn công và khả năng tạo ra
được một sự hơn hẳn, có tính chất quyết định, về lực lượng và phương tiện
trên hướng đó.
Hiểu rõ việc di chuyển các lực lượng hiện có của các phương diện quân
của ta trong điều kiện hiện tại thật phức tạp biết chừng nào, N. Ph. Va-tu-tin
liền lập tức báo cáo với I. V. Xta-lin về tình hình nguy ngập đó. Tổng tư lệnh
tối cao ra lệnh ưu tiên chuyển ngay bức điện sau đây:
“Gởi đồng chí Ti-mô-sen-cô, tư lệnh phương diện quân Tây – Nam.
Tại mặt trận của đồng chí, địch đã đột phá qua sông Ô-xcôn và đang tập
trung lực lượng bên bờ Đông con sông, sau lưng phương diện quân Tây –
Nam. Điều đó gây nên nguy vong cao cả phương diện quân Tây – Nam lẫn
phương diện quân Bri an-xcơ.
Tôi yêu cầu đồng chí tiến hành những biện pháp khẩn cấp cần thiết để lấp
kín chỗ thủng đó. Tôi đợi đồng chí cho biết những biện pháp cần tiến hành.
I. V. Xta-lin.
Ngày 2 tháng Bảy 42.16.05”.
Nhưng địch lại không bao vây các đơn vị bộ đội Liên Xô ở phía Tây sông
ôõ-xcôn, mà lại thực hiện kế hoạch tác chiến của đại bản doanh của chúng là
nhanh chóng triển khai cuộc tấn công vào Vô-rô-ne-giơ.
Bây giờ, I. V. Xta-lin đặc biệt chăm chú theo dõi khu vực Vô-rô-ne-giơ.
Đồng chí cho rằng có thể sau khi đã chọc thủng được ở đây quân Đức sẽ