- Ở Paris.
- Halliday đã đi Paris?
- Vâng, vì công việc khoa học. Ít nhất là ông ấy nói thế. Ông ta không thể
viện lý do nào khác. Các ông thừa biết nguyên nhân những vụ mất tích ở
Paris là những gì. Một trong hai điều: hoặc tác giả là một tên lưu manh,
hoặc đó là sự mất tích tự nguyện: đôi khi như thế đấy. Paris "vui vẻ trẻ
trung" mà! Có thể Halliday đã ngán cuộc sống gia đình? Có thể ông ta đã
cãi nhau với vợ trước khi đi?
- Có thể lắm - Poirot nói, vẻ suy tư.
Vị người Mỹ, vẫn chăm chú quan sát bạn tôi, đặt câu hỏi:
- Thưa ông, ông làm ơn giải thích cho tôi cái vụ Bộ Tứ vĩ đại là thế nào?
- Bọn Bốn người, hay "Bộ Tứ vì đại" - Poirot đáp - họp thành một tổ chức
quốc tế, đứng đầu là một người Tàu, gọi là "Số Một". "Số Hai" là một
người Mỹ. "Số Ba" là đàn bà, người Pháp, và “số Bốn", biệt danh “Kẻ Tiêu
Diệt" là một người Anh.
- A! Trong bọn lại có một đàn bà người Pháp, mà Halliday mất tích ở Pháp.
Hai điều này hẳn không phải không có liên quan. Người đàn bà này tên gì?
- Tôi không biết - Về mục này tôi có ít tư liệu hơn cả.
- Hừm! Theo tôi nghĩ, vụ này không đơn giản?
Poirot gật đầu đồng tình, trong khi anh sắp xếp cẩn thận các cốc vào khay;
anh vốn coi trọng trật tự trong mọi thứ.
Kent lại hỏi:
- Họ đánh đắm những chiến hạm nọ nhằm mục đích gì? Bọn Bốn người
phải chăng là tay chân của bọn quân phiệt Đức?
- Bọn Bốn người hành động cho bản thân chúng, thưa đại uý, chúng không
nhằm mục đích gì ngoài làm bá chủ thế giới.
Viên đại úy Mỹ phá lên cười, nhưng ngừng bặt trước thái độ nghiêm chỉnh
của Poirot. Bạn tôi chỉ tay vào ông ta nói:
- Ông cười ư? Ông không suy nghĩ, nói cách khác, ông không bắt chất xám
làm việc! Nào, nào! Những kẻ đã phá huỷ một bộ phận hải quân của các
ông chỉ nhằm thử nghiệm sức mạnh của chúng. Không có gì khác hơn là
chúng thử ứng dụng cái lực tưương mới mà chúng đang nắm giữ!