BƠI CÙNG CÁ MẬP MÀ KHÔNG BỊ NUỐT CHỬNG - Trang 110

BÀI 43

Nhận biết người thành công

Cuộc chiến tranh tại Việt Nam là một vết nhơ trong lịch sử Mỹ, hoàn toàn thất bại. Nhưng tôi
lại được nghe trong đó những mẩu chuyển sâu sắc nhất về chiến thắng. Chuyện kể lại là một

lần Tướng William Westmoreland đi kiểm tra trung đội nhảy dù. Trong khi đi dọc theo hàng

lính, vị tướng đặt ra câu hỏi cho từng người: “Cậu thích nhảy dù tới mức nào?” “Thích, thưa

ngài!” là câu trả lời đầu tiên. Vị tướng tiếp tục đi dọc hàng và hỏi những người lính dù tiếp

theo. “Đây là trải nghiệm quý giá nhất trong đời tôi, thưa ngài!”, một lính dù khác trả lời. Đến

người thứ ba, câu trả lời mà vị tướng nhận được là “Tôi ghét nhảy dù!”. “Vậy tại sao anh tham

gia?” “Vì tôi muốn tham gia cùng những người thích nhảy.”

Dennis Connor, người bốn lần liên tiếp giành cúp vô địch nước Mỹ, đã từng lái du thuyền tới

Australia, đã giải thích ngắn gọn bí quyết giúp anh thành công: “Tôi tham gia vào nhóm những

người tài giỏi để giúp tôi trông tài giỏi”. Người chiến thắng là người biết cách lấy lại sức nhanh

nhất sau khi đập bóng. John Grant, một thành viên trong đoàn thủ thủy của Connor diễn đạt

theo một cách khác: “Dennis luôn muốn đảm bảo, rằng khi mọi việc diễn ra không như mong

đợi, thì những người quanh anh đủ khả năng đưa ra quyết định đúng đắn.” Đó là bản năng quản

lý cần thiết khi bạn là người đứng mũi chịu sào trên một chiếc du thuyền dài 12 m hay một

doanh nghiệp trị giá hàng tỷ đô-la.

Người thành công thường kết thân với nhiều người thành công khác. Người thành công biết
rằng mình sẽ thành công mà không phải nhờ đến sự ủng hộ của những người kém thành công

hơn, hay những người ba phải. Người biết mình thành công sẽ còn thành công hơn nữa nhờ

liên minh những người không chỉ theo kịp mình, mà còn có thể dạy mình nhiều điều mới mẻ.

Nếu bạn đang tìm kiếm thêm đối tác, dù cho cùng một công việc hay để hợp tác, thì đừng chỉ

xem xét bản thân họ. Cần xem xét cả cộng sự của anh ta. Anh ta có tin tưởng họ không? Có giao

quyền cho họ không? Họ có phải là những người quản lý giỏi bổ trợ cho tài doanh nhân của

anh ta hay không? Hay chỉ là bản sao của anh ta? Nếu họ yếu kém thì thật sự là vấn đề. Mọi việc

sẽ chỉ được làm theo cách của bạn, và hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực cá nhân của đối tác

này. Sẽ không có nhân viên giỏi hỗ trợ. Và đó không phải môi trường tốt để phát huy bản thân.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.