một tổ chức lớn.
8. Biết cách đối thủ của bạn đang hoạt động, không chỉ về giá cả và sản phẩm. Bảng kê dịch
vụ của họ là gì? Họ đối xử với khách hàng như thế nào, khách hàng là những ai? Khách hàng
được mời ăn trưa món súp tôm hùm hay cánh gà? Cần biết đạo đức của họ. Không phải luồn
cúi để lấy lòng, nhưng bạn phải biết mình đang cạnh tranh với đối tượng như thế nào (Với
những thông tin kiểu này, cần giữ thông tin của bạn tuyệt đối bí mật.)
9. Danh tiếng và hoạt động xã hội rất quan trọng. Khi hai doanh nghiệp cùng kinh doanh chủ
yếu vì hai ngài chủ tịch đáng kính cùng ngồi trên một chiếc thuyền, sẽ cần phải xử lý thêm cả ở
khía cạnh này.
10. Một số thông tin trao đổi bằng miệng có giá trị cực lớn. Hãy lọc cẩn thận những thông tin
kiểu này, và nhớ vận dụng đến. Cách thu thập thông tin khéo léo là nuôi dưỡng những lực
lượng tin cậy và đọc tạp chí thương mại thường xuyên. Thông tin thu thập được cần đảm bảo
bí mật để dùng đến trong những tình huống tương lai, khi nhân viên marketing, bán hàng của
bạn muốn tìm kiếm những đồng cỏ xanh tươi.
11. Mục tiêu trực tiếp mà chúng ta cần giành được từ đối thủ này là gì? Xem trong các cuộc
tranh giành trước đó, họ thất bại vì cái gì?
12. Kế hoạch hành động của bạn? Hãy mô tả ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề. Đừng quên nhìn
nhận lại sau ba đến sáu tháng, xem bạn có đang làm đúng kế hoạch không, hay cần thêm những
hành động khác nữa.
Cho tới lúc này, bạn đã hiểu rõ bảng câu hỏi, không chỉ cho bạn biết chi tiết về đối thủ cạnh
tranh, mà còn giúp bạn vạch rõ hơn chiến lược cho riêng mình.
Khi đã lưu đủ thông tin cho nhiều bảng câu hỏi, cần phân loại, so sánh, phân nhóm đối thủ, và
bạn sẽ thấy mô hình nổi bật lên từ bước 12. Lặp đi lặp lại những việc bạn cần làm để hiểu rõ
đối thủ cạnh tranh. Hồ sơ đối thủ cạnh tranh sẽ trở thành một phần trong chiến lược kinh
doanh của bạn. Tôi chưa từng biết cách nào đơn giản, nhưng lại hiệu quả và hữu ích như
phương pháp này.