cả; chỉ khi việc mua bán rất khó khăn mà lại thấy nhiều người cần mua, thì ai cũng sẽ cố để có
được nó.
Vẫn như đã nói từ bài học thứ nhất, nguyên lý marketing không hề thay đổi: Cảm nhận về giá
trị của một món hàng không xuất phát từ giá trị thực của nó mà từ cầu được tạo ra cho món
hàng đó.
LƯỢM LẶT 15: Có chỗ riêng cho những người biết nói câu “Tôi sẽ xử lý việc này”
Cuộc họp sắp kết thúc. Sếp đã phân việc cho từng người. Bạn đang sẵn sàng lao ra cửa, trở về
chỗ ngồi và làm những việc cần làm.
Tại thời điểm đó, có hai việc đang diễn ra: Bạn thì cố nghĩ cách xử lý những việc vô nghĩa, buồn
tẻ, quá sức vừa được giao. Còn sếp thì đang đợi được nghe bạn nói gì đó vui vẻ. Vì vậy cần phải
khôn khéo. Sếp cần được thỏa mãn trước bạn.
Hãy quên việc suy nghĩ sẽ phải làm thế nào đi. Đằng nào bạn cũng phải làm để được nhận
lương, sao không cho sếp nghe luôn câu ông ta muốn nghe: “Tôi sẽ xử lý việc này.”
Babe Ruth được trả tiền để đánh những cú home run[30] và đã đánh 714 quả, nhưng đáng nhớ
nhất là quả mà trước khi đánh, anh ta trỏ gậy vào giữa sân và hét lên “Đánh bóng”.
Hãy gọi tên việc cần làm. Nói ra tên công việc trước khi làm có giá trị lớn, rất lớn. Bởi bạn làm
sếp yên tâm, và chính bạn là người mang tới sự yên tâm này. Còn cách nào tạo uy tín kinh
doanh hay hơn nữa không?
LƯỢM LẶT 16: Đừng sử dụng chỉ một lần
một bài thuyết trình
Trong cuốn The Reckoning (tạm dịch: Sự tính toán), David Halberstam kể lại một giai thoại về
Philip Caldwell, chủ tịch Tập đoàn Ford, rằng ông ta đã đòi hỏi đến phát bực là phải có mười
người viết diễn văn cùng chuẩn bị một bài diễn văn cho mình.
Tôi cá là khi đã có bàidiễn văn ưng ý, ông ta sẽ thuyết trình ngay với những khán giả đã định
mà không thử trước với một ít khán giả tương tự.
Chẳng có ý nghĩa gì khi diễn đạt tất cả mọi thứ trong bài diễn văn mà không chắc chắn về tất cả
những điểm trong bài diễn văn: người nghe sẽ phản ứng lại.