BƠI CÙNG CÁ MẬP MÀ KHÔNG BỊ NUỐT CHỬNG - Trang 72

Trong chính sách ngoại giao, chúng ta không còn nhượng bộ với những đòi hỏi nữa. Chúng ta
đều tỉnh táo, sẵn sàng bỏ đi khi thỏa thuận không được như ý.

Đừng để thông điệp về thất bại ám ảnh bạn: Dù đàm phán về công việc, về một cuộc thôn tính

hay giao dịch bất động sản, thì đừng tự lừa dối bản thân khi tin rằng chỉ vì vấn đề có thể

thương lượng được thì nó phải được đàm phán.

Gần đây tôi đã có dịp vận dụng chính bài học này. Năm đối tác cùng liên kết với nhau trong

một thương vụ bất động sản, xây một khách sạn lớn ở Chicago. Hai ngày trước khi ký thỏa

thuận về tài chính và ngân hàng chuẩn bị cấp thư tín dụng thì một trong năm đối tác –một kiến

trúc sư – bỏ cuộc do mâu thuẫn về phần tiền vay được dùng cho phần việc của anh ta. Họ liên

hệ và mời tôi tham gia với những điều khoản hấp dẫn và gia hạn cân nhắc là hai mươi tư giờ.

Hết thời hạn, tôi nói: “Cảm ơn các ông về lời mời hấp dẫn, nhưng tôi chưa quyết định tham gia”

rồi ra về. Ngay hôm sau, một ngày sau thời hạn suy nghĩ hai mươi tư giờ đó, điện thoại của tôi

réo vang, và lời mời trở nên hấp dẫn hơn nhiều, gồm bảo hiểm của một công ty tài chính xếp

hạng 400 trên Forbes, loại bỏ toàn bộ rủi ro với tôi.

Thỏa thuận thường sẽ không xấu đi khi bạn rời khỏi bàn đàm phán.

Nhớ là rời khỏi bàn đàm phán và áp dụng thành thạo bài học này. Bạn sẽ có cơ hội quay lại đó

với những điều khoản có lợi hơn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.