BÀI 36
Tin tốt thì luôn dễ đón nhận.
Quan trọng là cần nhanh chóng
tiếp nhận tin xấu
Tôi có một nguyên tắc bất di bất dịch cho riêng mình. Giống như trong cuốn Kiếm tìm sự hoàn
hảo[19] (Insearch of Excellence), ngày nào tôi cũng đi một vòng quanh nhà máy. Tôi thấy
những thứ mới mẻ, cảm nhận, chạm vào, và thấy được nhịp sống của nhà máy mà không cần
nói một lời. Tuyệt nhiên không một lời! Đâu phải cần đến kèn trống để các cặp vợ chồng hiểu
được cảm xúc của nhau.
Người quản lý giỏi thường dạo quanh công ty và là người đầu tiên nhận tin vui.
Còn người lãnh đạo xuất chúng là người đầu tiên nhận tin xấu. Không ai muốn nhận tin xấu mà
có thể ảnh hưởng đến người đưa tin cả. Là quản lý, bạn cần khuyến khích tin xấu được nói ra,
nếu không, việc xấu sẽ trở thành tồi tệ trước khi bạn có thể kiểm soát được tình hình.
Nếu bạn chỉ giao tiếp với những hệ thống chính thức, nhận những thông tin hoạt động hàng
ngày, thì sẽ là sai lầm lớn. Hệ thống đó sẽ chẳng bao giờ chuyển cho bạn tin xấu cả. Khi có vấn
đề, viên quản lý bộ phận sẽ cố lấp liếm vấn đề càng nhiều càng tốt trong phạm vi xử lý của anh
ta, và muốn cho mọi việc xong xuôi trước khi bạn biết được.
Bạn cần thêm một kênh thông tin thứ hai. Phải khuyến khích không chỉ nhân viên mà cả khách
hàng nói chuyện cởi mở, thoải mái ngắt lời bạn và trút ra mọi khó khăn.
Target là một trong những nhà bán lẻ lớn nhất và thành công nhất trên thế giới. Chẳng có lĩnh
vực kinh doanh nào khó hơn bán lẻ. Chỉ cần nhìn vào những doanh nghiệp bán lẻ khổng lồ và bị
phá sản như Woolworth, W.T.Grant, Zayre, Montgomery Ward, Bradlee's và Caldor, hay những
thương hiệu đã rơi vào khó khăn như Kmart là đủ hiểu.
Target là cái tên mới của tập đoàn Dayton Hudson nổi tiếng đã lâu. Vài thập kỷ trước, năm anh
em nhà Dayton ở Minneapolis đã chuyên nghiệp hoá việc quản lý, tạo tiền đề đưa Target trở
thành thương hiệu bán lẻ lớn thứ hai sau Wal-Mart. Làm thế nào mà anh em nhà Dayton đạt
được thành công này trong khi có quá nhiều hãng khác từng thất bại? Đã từ nhiều năm rồi, bạn