Lịch sử giở qua trang viết nặng nề đó, tất cả lại đều mới mẻ. Thượng
Hải đổ nát chờ thời cơ tái sinh, đã khuấy động biết bao nhân vật nhiệt tình.
Lúc bấy giờ, Hạ Diễn, một trong những nhà tiên phong của cuộc vận động
văn hóa mới Trung Quốc, là nhà văn, nhà làm phim, biên kịch nổi tiếng, rất
chú ý đến hiện trạng của giới văn nghệ Thượng Hải. Chính vào lúc đó, Kha
Linh đã tiến cử tiểu thuyết của Trương Ái Linh với ông. Hạ Diễn rất tâm
đắc với tác phẩm của cô. Sau này, ông tìm đến Đường Kỷ Thường và Cung
Chi Phương, mời họ hợp tác cùng mở một tờ báo nhỏ về sức khỏe.
Được sự ủng hộ của Hạ Diễn, Đường Kỷ Thường và Cung Chi Phương
lập ra tờ Diệc báo. Họ mời Trương Ái Linh gửi bản thảo và cô đã đồng ý,
nhưng Trương Ái Linh có một yêu cầu, đó là dùng bút danh để đăng bài. Có
lẽ người đã lướt qua ngàn cánh buồm như Trương Ái Linh không muốn gây
thị phi, sự việc của Hồ Lan Thành đã gây tổn thương quá lớn cho cô, cô cần
một cuộc sống an ổn. Dùng bút danh để che chắn mưa gió của hồng trần, là
một cách tự bảo vệ mình của cô.
Bút danh của Trương Ái Linh là Lương Kinh. Cô học tập tiểu thuyết gia
Trương Hận Thủy viết tiểu thuyết chương hồi, vừa viết vừa đăng báo. Cuốn
tiểu thuyết cô viết lần này Mười tám mùa xuân là tác phẩm được độc giả
yêu thích nhất, kể từ sau khi cô bặt tăm. Đến nay, trong số độc giả của
Trương Ái Linh, có rất nhiều người vẫn cực kỳ yêu thích Mười tám mùa
xuân. Mười tám mùa xuân kể về một câu chuyện ở Thượng Hải, xảy ra
cùng thời với Trương Ái Linh. Mười tám mùa xuân, tức là câu chuyện bắt
đầu viết từ năm 1949 trở về mười tám năm trước.
Chỉ riêng tên gọi của bộ tiểu thuyết này đã thu hút sự tò mò của độc giả.
Đăng liên tiếp mấy ngày, đã bắt đầu có độc giả nhiệt tình chú ý tới Mười
tám mùa xuân. Cung Chi Phương đánh giá rất cao bộ tiểu thuyết này, mấy
ngày sau liền cho đăng dự báo, nói rõ đây là tác phẩm của một nhà văn nổi
tiếng. Có lẽ có những độc giả trung thành của Trương Ái Linh, đã đoán ra
Lương Kinh chính là cô. Nhưng những điều này dường như không còn