Không biết, hai người con gái này, rốt cuộc ai sống chân thực hơn? New
York, kinh đô của thế giới. Thành phố công nghiệp tiền tệ, thành phố văn
hóa nghệ thuật, mang đến sự tôn vinh cho những con người cao quý, mang
đến làn gió mát cho những người nhàn tản, mang đến sự suy sụp cho những
kẻ thấp hèn, mang đến gió sương cho những người bận rộn. Đi xuyên qua
những tòa nhà chọc trời, cảm nhận được sự mông lung của những ngọn đèn
bảy sắc cầu vồng, thực sự có thể khiến bạn quên đi đời này kiếp trước của
mình, rồi nguyện làm hạt bụi bé nhỏ đi đi về về trong thành phố này, không
cần đong đếm buồn vui nữa.
Tất cả phồn hoa của thành phố này, đều không mê hoặc được Trương Ái
Linh. Điều duy nhất cô thích ở đây, đó chính là gặp lại người bạn thân Viêm
Anh. Viêm Anh dường như đã trở thành người duy nhất có thể tin tưởng,
người duy nhất mà cô có thể dựa dẫm trên cõi đời này. Trước mặt Viêm
Anh, Trương Ái Linh đã dốc hết bầu tâm sự tích tụ trong bao năm qua. Khi
đó, cô có một cảm giác sung sướng như trút được gánh nặng nghìn cân. Sau
đó, họ cùng dạo chơi trên những đường phố của New York, cùng xem phim,
đến nhà hàng ăn uống. Niềm vui này, cũng đơn thuần, ấm áp như thời gian
ở Hương Cảng và Thượng Hải.
Lần này đến New York, Trương Ái Linh còn muốn gặp một người, đó
chính là Hồ Thích tiên sinh. Trước đây, khi còn ở Hương Cảng, cô từng gửi
bản thảo Ương ca cho Hồ Thích. Sau khi nhận được, Hồ Thích có viết cho
Trương Ái Linh một lá thư dài, trong thư nêu những phê bình rất tỉ mỉ về
Ương ca. Ông khen ngợi tài tình của Trương Ái Linh, nhận định tác phẩm
của cô rất có giá trị văn học.
Nghe nói gia tộc của Trương Ái Linh và Hồ Thích còn có nguồn gốc
liên quan đến nhau. Ông nội của Trương Ái Linh – Trương Bội Luân quen
biết cha của Hồ Thích – Hồ Truyền, hơn nữa còn giúp đỡ ông khi gặp khó
khăn trong sự nghiệp. Sau này, Trương Bội Luân thất bại, Hồ Truyền cũng
tri ân báo đáp, còn gửi cho Trương Bội Luân hai trăm lạng bạc. Bên cạnh