nhìn những động vật vui vẻ nhảy nhót, Trương Ái Linh tìm được một cảm
giác yên bình êm ả như thể trút bỏ mọi trang sức bề ngoài, trở lại trạng thái
chất phác ban đầu. Đêm lạnh như nước, một vầng trăng sáng, treo trên ngọn
cây, ánh trăng bàng bạc, khiến cô nhớ đến hình dáng của ngôi nhà cũ ở
Thiên Tân thưở ấu thơ. Không biết vầng trăng trên Bến Thượng Hải, có còn
chìm đắm trong hồng trần hỗn loạn, tự mình vui say như cũ hay không? Chỉ
là những người đã từng bên cạnh nhau, nay đã sống chết mù mịt, không biết
tìm đâu.
Thế giới tình cảm của tài nữ Dân Quốc Trương Ái Linh chắc chắn sẽ
không đơn giản như thế. Cho dù cô của lúc ấy tránh xa rối rắm phức tạp, thì
vận mệnh vẫn có thể dành cho cô một sự sắp đặt không tầm thường. Không
phải là cô phỉnh phờ lấy lòng quần chúng, không phải cô kinh sợ thế tục,
không phải là cô cô đơn khó nhẫn nhịn, mà là Nguyệt Lão xe nhằm chỉ
hồng, là số phận không hiểu chuyện tình yêu. Cũng ở nơi này, Trương Ái
Linh đã gặp được người đàn ông thứ ba trong cuộc đời cô, một ông già tuổi
ngoài sáu mươi người Mỹ – Ferdinand Reyer. Nếu nói Hồ Lan Thành là
khắc cốt ghi tâm của Trương Ái Linh, Tang Hồ là mây khói thoảng qua của
Trương Ái Linh, vậy thì Reyer hẳn là bãi biển nương dâu của cô.
Reyer là hậu duệ của di dân nước Đức sang Mỹ, hồi trẻ ông cũng được
coi là thiên tài văn học. Con người ông tính tình phóng khoáng, tri thức
uyên bác, xử sự hào phóng. Ông đã từng kết hôn, có một con gái. Nhưng
người bản tính thích tự do như ông, không thích hợp với sự ràng buộc của
hôn nhân, về sau ông ly hôn. Từ đấy, cuộc sống của ông càng thêm phần
tùy hứng thoải mái, chu du các nước, viết lách sinh nhai.
Reyer có tài năng văn học thiên phú, nhưng lại không thể nhào nặn con
chữ, đưa văn chương của mình đến cảnh giới đỉnh cao. Đặc biệt là khi qua
tuổi sáu mươi, các phương diện sức khỏe và tài hoa, cũng với kinh tế, vận
may… của ông đều xuống dốc, thậm chí ông từng bị gãy chân, mấy lần
trúng gió. Đến với trại văn nghệ MacDowell, ông hy vọng khi tuổi tác già