vĩnh viễn không kết thúc. Mà vầng trăng kết duyên cùng bà đó, vẫn treo
giữa bầu trời, đêm đó, chính nó đã tiễn biệt bà. Trăng tròn trăng khuyết, xưa
nay không đổi, chỉ là con người, chịu đựng nhiều nhất cũng chỉ được thời
gian không quá trăm năm mà thôi.
[2] Trích Chiếc gông vàng, Trương Ái Linh, Trần Quang Đức dịch.
Buổi sớm ngày 19 tháng 9, di thể của Trương Ái Linh được hỏa táng tại
nghĩa trang Rose Hill, thành phố Los Angeles. Lâm Thức Đồng tiên sinh đã
hoàn toàn tuân theo di nguyện của bà, không cử hành bất cứ nghi thức
tưởng niệm nào, khi hỏa táng cũng không có mặt người thân. Ngày 30
tháng 9, là ngày sinh nhật lần thứ 75 của Trương Ái Linh, tro cốt của bà
được Lâm Thức Đồng cũng vài người bạn, đưa lên thuyền đem ra biển, sau
đó rắc xuống Thái Bình Dương mênh mông vô tận. Đi theo bà, còn có
những cành hoa hồng đỏ thắm và trắng muốt. Cầu cho hoa rơi có tình, nước
chảy có nghĩa, sẽ đưa tiễn tro cốt của bà về đến cố hương Thượng Hải.
Còn tôi vẫn tin rằng, linh hồn bay bổng của bà, sẽ đến bến đậu đầu tiên
là Thượng Hải. Vì bà là một phụ nữ đến từ Thượng Hải, là một giai nhân đi
xuyên qua mưa khói Dân Quốc. Cho dù trước khi bà chết, bà đã đánh mất
tất cả lý do để nhớ về thành phố này. Nhưng thành phố này vẫn có quá
nhiều duyên phận cùng tu với bà, là Thượng Hải đã tạo nên thành công của
Trương Ái Linh, cũng là Thượng Hải đã phụ bạc Trương Ái Linh.
Bà sinh ra trong thành phố này, mặc chiếc áo sườn xám đầu tiên của đời
người ở nơi này, viết bài văn đầu tiên của đời người ở nơi này, cũng yêu
người đàn ông đầu tiên trong sinh mệnh ở nơi này. Đây cũng là chốn bà
nhìn thấy nhân tình gầy mòn, non sông mỏng manh, bà nhìn thấu gió mây
nổi lên, sóng cuốn trôi hết. Bà từng là một tiểu thư cao quý ở chốn Thập Lý
Dương Trường[3], cũng từng là bà lão lang thang ở nơi đất khách quê
người. Trái tim của bà, rõ ràng có tình có nghĩa, nhưng lại sống quá cô độc
xa cách.