ông đã âm thầm quan tâm chăm sóc Trương Ái Linh hơn mười năm trên đất
Mỹ này, hẳn đã đau lòng khôn tả trước sự ra đi của bà.
Đêm trước đêm Trung Thu năm 1995, một ngày vô cùng bình thường,
bình tĩnh, đơn giản, không có gì khác biệt. Nhưng Lâm Thức Đồng lại nhận
được một cú điện thoại làm trái tim ông kinh sợ, đó là điện thoại của bà chủ
nhà người Iran, thông báo cho Lâm Thức Đồng, người phụ nữ Trung Quốc
ở trong chung cư đó, đã qua đời rồi. Lâm Thức Đồng không tin, ông nghĩ
mới đây mình còn nói chuyện điện thoại với bà, khi ấy bà vẫn hoàn toàn
bình thường, còn đòi chuyển nhà cơ mà!
Cho dù ông nghi ngờ thế nào, thì trong lòng ông đã hiểu, Trương Ái
Linh qua đời là một sự thực. Lúc ông vội vội vàng vàng đến chung cư trên
đường Rochester, thì đã thấy cảnh sát và chủ nhà đang bận rộn. Theo giám
định pháp y, Trương Ái Linh đã chết khoảng sáu, bảy ngày, nguyên nhân
cái chết là do bệnh tim mạch. Cái chết này đến quá đột ngột, cho dù hàng
ngày Trương Ái Linh cũng có không ít bệnh vặt, nhưng Lâm Thức Đồng
không biết là bà còn mắc bệnh tim.
Khi Lâm Thức Đồng cho biết thân phận của mình, cảnh sát cho phép
ông vào trong nhà của Trương Ái Linh, đây cũng là lần đầu tiên ông bước
vào không gian riêng tư của bà. Tất cả đều tĩnh lặng hài hòa, đèn nê ông
đang bật, còn tivi thì tắt. Trương Ái Linh mặc một chiếc sườn xám màu
huyết dụ, nằm hiền hòa trên tấm thảm tinh xảo đặt giữa phòng khách rộng
rãi. Trên người bà không đắp bất cứ thứ nào khác, chân tay đều thả lỏng tự
nhiên, nhìn bà gầy gò như thế, cô độc như thế, lại bình tĩnh như thế, ngạo
nghễ như thế.
Phòng ở của bà thực sự rất giản đơn, tường màu trắng tinh, không có bất
cứ vật trang trí nào. Trên chiếc bàn nhỏ, còn vương vãi mấy trang bản thảo,
và một cây bút. Dường như trước khi chết bà vẫn muốn viết tiếp, bà đã từng
nói một câu như thế này: “Dài lâu là nỗi giày vò, ngắn ngủi là kiếp người”.