vấn đề giới tính nam nữ, mà tư chất bẩm sinh của chị ấy đã được ưu biệt
hậu đãi hơn tôi”.
Trương Tử Tĩnh từ nhỏ yếu ớt lắm bệnh nhiều tật, nhưng lại rất xinh xắn
đáng yêu. Còn Trương Anh tính tình cứng cỏi, lại có lòng tự tôn hiếu kỳ,
nên không thích em trai cho lắm. Nhưng đó là bởi cô vẫn là một đứa trẻ
chưa hiểu sự đời, hơn nữa ở Thiên Tân, ngoài em trai ra, e rằng cô chẳng có
mấy bạn bè. Vì thế, tình cảm giữa hai chị em họ tuy chưa hẳn là sâu đậm,
nhưng cũng không đến nỗi lạnh nhạt.
©STE.NT
Trong cuốn Chuyện riêng, Trương Ái Linh viết: “Tôi còn nhớ buổi sớm
mỗi ngày, người hầu gái bế tôi lên giường bà ấy, đó là một chiếc giường
đồng, tôi trèo lên chiếc chăn gấm xanh kẻ ô vuông, cùng bà đọc thuộc
những bài thơ Đường lung tung lộn xộn. Khi bà ấy mới ngủ dậy thường bực
dọc, phải chơi với tôi một lúc lâu mới vui vẻ phấn chấn lên được”. “Bà ấy”
ở đây chính là mẹ của Trương Ái Linh. Trong ký ức của cô, dường như mẹ
luôn luôn không phải là người quá quan trọng. Trong nhà không có mẹ, cô
cũng không cảm thấy thiếu vắng gì cả.
Rất nhiều chuyện vui của tuổi thơ khi ở Thiên Tân được Trương Ái Linh
tái hiện trong tác phẩm Chuyện riêng, đã khơi gợi vô số ký ức tươi đẹp về
thời thơ ấu của nhiều người. Nó có nhiều điểm thú vị tương đồng với Từ
Bách Thảo viên đến Tam Vị thư ốc của Lỗ Tấn, còn có Chuyện cũ Thành
Nam của Lâm Hải m, điều khiến người ta không thể không nhớ đến những
năm tháng thanh xuân như nước xuân dâng trào, như chim én bay về đó.
Tuổi thơ là từng tấm ảnh đen trắng cũ, được khóa kín trong ngăn kéo, tháng
năm trôi qua càng lâu, càng đáng để nhớ nhung và hoài niệm.
Khi Trương Anh chưa đầy bốn tuổi, một thầy giáo ở trường tư thục đã
được mời về dạy cho cô bé và em trai, kể từ đây việc đọc thuộc trong một
thời gian dài đã trở thành một đoạn ký ức đẹp đẽ của thời thơ ấu. Từ buổi